008 CÁC YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH (KL)


008   CÁC YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH (KL)

 
008  THÔNG TIN CHUNG
008  TẤT CẢ CÁC LOẠI TÀI LIỆU (KL)
008   SÁCH (KL)
008   TỆP TIN (KL)
008   BẢN ĐỒ (KL)
008   BẢN NHẠC (KL)
008   XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ (KL)
008  TÀI LIỆU NHÌN (KL)
008  TÀI LIỆU HỖN HỢP (KL)
 

008   CÁC YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH -THÔNG TIN CHUNG (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Trường này chứa 40 vị trí ký tự (00-39) cung cấp thông tin mã hoá về biểu ghi như một tổng thể và các khía cạnh biên mục cụ thể của tài liệu được mô tả. Các phần tử dữ liệu mã hoá này có ích cho mục đích quản trị dữ liệu và tìm tin.
Khi một tài liệu xuất bản nhiều kỳ hoặc không phải nhiều kỳ được biên mục là tái bản của một tài liệu đã có từ trước và thông tin thư mục về tái bản được nêu trong trường 533 (Phụ chú tái bản) thì trường 008 được mã hoá cho tài liệu gốc ngoại trừ vị trí 008/23 (Hình thức tài liệu) đối với sách, bản nhạc, xuất bản phẩm nhiều kỳ và tài liệu hỗn hợp và 008/33 (Dạng tài liệu) cho tài liệu nhìn, được mã hoá cho tài liệu tái bản. (Khi tài liệu là loại tái bản, mã được xác định cho một số vị trí chắc chắn của trường 008 liên quan đến các đặc điểm tái bản, được nhập vào trường con $7 (Các phần tử dữ liệu về tái bản có độ dài cố định) trong trường 533). Với tài liệu tái bản mà các thông tin thư mục không được đưa vào trường 533 (Khi tài liệu tái bản đang mô tả là phần chính trong nội dung của biểu ghi này hoặc khi trường 543 (Phụ chú về nguyên bản của phiên bản) được dùng để nhập thông tin về bản chính), đối với tài liệu in lại các tài liệu đã có trước đây, trường 008 được mã hoá cho tái bản hoặc bản tái bản ngoại trừ khi qui tắc hướng dẫn biên mục yêu cầu mã hoá ở một vị trí riêng biệt cho tài liệu nguyên bản một cách cụ thể.
Các yếu tố dữ liệu này được xác định theo vị trí. Các vị trí ký tự không xác định chứa một khoảng trống (#). Tất cả các vị trí ký tự được định nghĩa phải chứa mã xác định; với một số vị trí của trường 008, có thể là ký tự lấp đầy (|). Ký tự lấp đầy (|) có thể được sử dụng (ở các vị trí ký tự chắc chắn) khi cơ quan biên mục không mã hoá vị trí ký tự này. Ký tự lấp đầy (|) không được dùng ở các vị trí 00-05 của trường 008 (Ngày nhập dữ liệu). Việc sử dụng chúng không được khuyến khích ở các vị trí 07-10 (Năm một), 15-17 (Địa điểm xuất bản, sản xuất hoặc thực hiện), và vị trí của trường 008 được định nghĩa cho dạng tài liệu (cả các vị trí 23 hoặc 29 tuỳ thuộc vào cấu tạo của trường 008).
Các vị trí ký tự 00-17/008 và 35-39/008 được định nghĩa chung cho tất cả các dạng tài liệu, với chú ý đặc biệt đến vị trí 06. Định nghĩa các vị trí ký tự 18-34 được thực hiện độc lập nhau cho mỗi dạng tài liệu, mặc dù một vài phần tử dữ liệu chắc chắn được định nghĩa giống nhau khi mô tả đối với từ hai dạng tài liệu trở lên. Khi các yếu tố dữ liệu giống nhau được định nghĩa trong trường 008 đối với các dạng tài liệu khác nhau, chúng có cùng các vị trí ký tự trong trường 008.
Trong tài liệu này, các vị trí ký tự được mô tả theo trật tự của danh sách đã nêu ở đầu phần này. Các vị trí 00-17 và 35-39 của trường 008 cho tất cả các dạng tài liệu được mô tả trước tiên, tiếp theo là 7 nhóm của các phần cho các vị trí 18-34, mỗi nhóm liên quan đến một trong bảy dạng tài liệu được mô tả trong phần mở đầu. Danh sách tổng hợp các phần tử dữ liệu của trường 008 theo vị trí ký tự được cung cấp ở cuối phần này.

008  Danh sách tổng hợp theo vị trí ký tự

Danh sách sau đây trình bày tất cả các phần tử dữ liệu của trường 008 theo trật tự vị trí ký tự. Nó liên kết mỗi vị trí ký tự và khái niệm (tên) đối với dạng tài liệu hợp thức (v)
    Tính hợp thức theo dạng tài liệu
 
Vị trí ký tự Tên BK CF MP MU SE VM MX
00-05 Ngày nhập vào dữ liệu v v v v v v v
06 Dạng năm/tình trạng xuất bản v v v v v v v
07-10 Năm một v v v v v v v
11-14 Năm hai v v v v v v v
15-17 Nơi xuất bản/sản xuất/thực hiện v v v v v v v
                 
18 Minh hoạ (Mã 1) v . . . . . .
18 Không xác định . v . . . . v
18 Địa hình (mã 1) . . v . . . .
18 Hình thức sáng tác (mã pt1) . . . v . . .
18 Định kỳ xuất bản . . . . v . .
18 Thời gian chiếu phim hay chạy băng hình . . . .   v .
                 
19 Minh hoạ (Mã 2) v . . . . . .
19 Không xác định . v . . . . v
19 Địa hình (mã 2) . . v . . . .
19 Hình thức sáng tác (mã pt 2) . . . v . . .
19 Tính đều kỳ . . . . v . .
19 Thời gian chiếu phim hay chạy băng hình . . . .   v .
                 
20 Minh hoạ (Mã 3) v . . . . . .
20 Địa hình (mã 3) . . v . . . .
20 Dạng thức trình bày . . . v . . .
20 Trung tâm ISSN . . . . v . .
20 Thời gian chiếu phim hay chạy băng hình . . . .   v .
20 Không xác định . v . . . . v
                 
21 Minh hoạ (Mã 4) v . . . . . .
21 Không xác định . v . v . v v
21 Địa hình (mã 4) . . v . . . .
21 Dạng tạp chí . . . . v . .
                 
22 Đối tượng sử dụng v v . v . v .
22 Hình chiếu (mã pt 1) . . v . . . .
22 Hình thức của tài liệu gốc . . . . v . .
22 Không xác định . . . . . . v
                 
23 Hình thức tài liệu v . . v v . v
23 Không xác định . v . . . v .
23 Hình chiếu (mã pt 2) . . v . . . .
                 
24 Bản chất nội dung (mã 1) v . . . . . .
24 Không xác định . v . . . v v
24 Tài liệu kèm theo (mã 1) . . . v . . .
24 Bản chất của toàn bộ ấn phẩm . . . . v . .
                 
25 Bản chất nội dung (mã 2) v . . . . . .
25 Không xác định . v . . .    
25 Loại bản đồ . . v   . v v
25 Tài liệu kèm theo (mã 2) . . . v . . .
25 Bản chất nội dung (mã 1) . . . . v . .
                 
26 Bản chất nội dung (mã 3) v . . . . . .
26 Dạng tệp tin . v .   . . .
26 Không xác định . . v . . v v
26 Tài liệu kèm theo (mã 3) . . . v . . .
26 Bản chất nội dung (mã 2) . . . . v . .
                 
27 Bản chất nội dung (mã 4) v . . . . . .
27 Không xác định . v v . . v v
27 Tài liệu kèm theo (mã 4) . . v . . . .
27 Bản chất nội dung (mã 3) . . . v . . .
                 
28 ấn phẩm chính phủ v v v . v v .
28 Tài liệu kèm theo (mã 5) . . . v . . .
28 Không xác định . . . . . . v
                 
29 ấn phẩm hội nghị v . . . v . .
29 Không xác định . v   . . . .
29 Dạng tài liệu . . v . . . .
29 Tài liệu kèm theo (mã 6) . . . v . . .
                 
30 Xuất bản phẩm kỷ niệm v . . . . . .
30 Không xác định . v v . v v v
30 Lời thuyết minh cho tài liệu ghi âm (mã 1) . . . v . . .
                 
31 Bảng tra v . v . . . .
31 Không xác định . v . . v v v
31 Lời thuyết minh cho tài liệu ghi âm (mã 2) . . . v . . .
                 
32 Không xác định v v v v v v v
                 
33 Thể loại văn học v . . . . . .
33 Không xác định . v . v . . v
33 Đặc điểm định dạng riêng (mã 1) . . v . . . .
33 Văn tự gốc hoặc chữ viết gốc của nhan đề . . . . v . .
33 Loại tài liệu nhìn . . . . . v .
                 
34 Tiểu sử v . . . . . .
34 Không xác định . v . v .   v
34 Đặc điểm định dạng riêng (mã 2) . . v   . . .
34 Biểu ghi lập theo từng tên thay đổi hay tên mới nhất . . . . v . .
34 Kỹ thuật . . . . . v .
                 
35-37 Ngôn ngữ v v v v v v v
                 
38 Mã biểu ghi được sửa đổi v v v v v v v
39 Mã nguồn biên mục v v v v v v v
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Việc thay đổi một số vị trí ký tự trong trường 008 đã được phê chuẩn  như một phần của Đề xuất tích hợp khổ mẫu vấn đề liên quan. Xem phần lịch sử đối với các vị trí ký tự 18-34 của từng trường 008 cụ thể về mô tả những thay đổi này. Các thay đổi đối với trường 008 đã được đưa vào các đặc tả MARC hiện tại từ năm 1995.
008/40 Sử dụng ký tự lấp đầy [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có trong  CAN/MARC]
 

008  TẤT CẢ CÁC LOẠI TÀI LIỆU (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Các vị trí ký tự 00-17 và 35-39 của trường 008 được định nghĩa giống nhau đối với trường 008 trong khổ mẫu thư mục MARC 21 cho bất kể loại biểu ghi như thế nào. Định nghĩa các vị trí ký tự 18-34 của trường 008 thay đổi tuỳ theo Mã dạng biểu ghi trong vị trí Đầu biểu/06 và Mã cấp thư mục trong Đầu biểu/07. Một số yếu tố dữ liệu được định nghĩa giống nhau cho các trường 008. Khi các yếu tố dữ liệu tương tự được định nghĩa gộp vào trường 008 cho các dạng biểu ghi /cấp thư mục khác nhau, thì thông thường chúng có cùng các vị trí ký tự của trường 008.
 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00 - 05  Ngày nhập dữ liệu vào tệp tin

Sáu số xác định ngày lần đầu tiên biểu ghi được nhập vào cơ sở dữ liệu. Ngày tháng năm được nhập theo mẫu yymmdd (yy cho năm, mm cho tháng và dd cho ngày). Ngày tháng được nhập vào tệp trong các vị trí 008/00-05 không bao giờ thay đổi. Thông tin ngày tháng và thời gian giao dịch mới nhất trong trường 005 thay đổi mỗi lần khi có giao dịch với biểu ghi. Thông tin giao dịch mới nhất cho phép cơ quan có thể xử lý được từ hai phiên bản của tài liệu trở lên để xác định phiên bản hiện tại. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng trong bất kỳ vị trí ký tự nào trong số này. Dữ liệu các vị trí 008/00-05 thường do máy tạo ra.
 

06  Loại năm/tình trạng xuất bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng ngày tháng được xác định trong các vị trí ký tự 008/07-10 (Năm một) và 008/11-14 của trường 008 (Năm hai). Đối với các tài liệu xuất bản nhiều kỳ, mã của vị trí 008/06 cũng cho biết tình trạng xuất bản. Việc chọn mã cho vị trí 008/06 được thực hiện đồng thời với việc xác định năm thích hợp cho các vị trí 008/07-14 của trường 008. Với phần lớn các biểu ghi, dữ liệu được lấy từ trường 260 (Xuất bản, phát hành...(Xuất bản)), trường 362 (Năm xuất bản và/hoặc định danh tập), hoặc từ các trường phụ chú. Năm được thể hiện dưới dạng bốn chữ số. Các số thiếu trong năm được biểu thị bởi chữ u.
Đối với các tài liệu xuất bản nhiều kỳ các vị trí 008/07-10 chứa năm bắt đầu xuất bản (Định danh thời gian) và các vị trí 008/11-14 của trường 008 chứa năm kết thúc. Việc in lại hoặc tái bản tạp chí được mô tả trong biểu ghi, năm bắt đầu và năm kết thúc của tài liệu gốc được đặt trong các vị trí ký tự này.
Thứ tự các mã (Tài liệu chuyên khảo)-Khi có từ hai mã trở lên áp dụng cho một biểu ghi thư mục, hãy dùng bảng sau đây để xác định mã thích hợp. Các mã được liệt kê đầu tiên có thứ tự trước các mã liệt kê sau. Cột bên trái chứa các mã cho các tài liệu phần đơn lẻ và tài liệu nhiều phần hoàn thành trong một năm. Cột bên phải chứa tài liệu nhiều tập xuất bản trong nhiều năm.
 
Các tài liệu một phần hay nhiều phần hoàn thành trong một năm
 
b Năm trước Công nguyên
r  Năm in lại/năm gốc
e  Thời gian/Năm cụ thể
s  Năm đơn lẻ
p  Năm phát hành/sản xuất
t  Năm xuất bản và năm bản quyền
q  Năm không chắc chắn
n  Năm không biết
Các sưu tập hoặc tài liệu nhiều tập hoàn thành trong thời gian hai năm trở lên
b Năm trước Công nguyên
i  Năm gộp của sưu tập
k  Dãy các năm của bộ sưu tập
r  Năm in lại/năm gốc
m  Năm bắt đầu/năm hoàn thành
t  Năm xuất bản và năm bản quyền
n Năm không biết
 
 
 
Các ký tự hợp lệ-Năm một và năm hai thường chứa bốn chữ số (như 1963). Khi phần dữ liệu của năm không biết, các số bị mất được biểu thị bằng chữ u (tức là “19??” được nhập là 19uu). Nếu dữ liệu này hoàn toàn không biết, có thể dùng thiên niên kỷ (như 1uuu). Đối với thời gian của thiên niên kỷ đầu tiên của kỷ nguyên sau công nguyên (C.E.) cũng đúng nguyên tắc bốn số và các vị trí không sử dụng sẽ chứa chữ số 0 (như “946 A.D.” được nhập thành 0946). Khi năm một và năm hai không áp dụng, như là có các năm sau công nguyên, thì dùng các khoảng trống (như ####). Đối với các ấn phẩm còn đang xuất bản (tức là tạp chí còn chưa đình bản) và các tài liệu không tiếp tục nhiều phần chưa hoàn chỉnh, năm trong các vị trí 11-14 của trường 008 được biểu thị bằng 9999 để cho biết năm này hiện chưa có. Ký tự lấp đầy (|) có thể được sử dụng trong các vị trí 06-14 của trường 008 khi không mã hóa năm, nhưng không khuyến khích sử dụng ở vị trí 008/07-10. Nhiều hệ thống áp dụng MARC dựa trên các ký tự không phải ký tự lấp đầy trong các vị trí 07-10 của trường 008 để tìm tin và phát hiện trùng lặp. Khi ký tự lấp đầy được ở các vị trí 07-10 hoặc 11-14 của trường 008, nó cần được sử dụng cả bốn ký tự, vì vậy tổ hợp các ký tự lấp đầy hay bất kỳ các ký tự khác nào trong các vị trí này không bao giờ xảy ra.
b - Năm không biết; năm trước công nguyên
Mã b cho biết có từ một năm trở lên liên quan đến năm trước công nguyên (B.C). Các vị trí  07-10 và 11-14 của trường 008 chứa các khoảng trống. Thông tin về năm trước công nguyên có thể mã hoá riêng trong trường 046 (Năm mã hoá đặc biệt).
 
008/06                 b
008/07-10           ###
008/11-14           ####
260                      ##$c[150-100 B.C.]
c- ấn phẩm nhiều kỳ đang được xuất bản
Mã c cho biết tên xuất bản phẩm nhiều kỳ hiện còn đang xuất bản. ấn phẩm hiện còn đang xuất bản được định nghĩa là một xuất bản phẩm nhiều kỳ mà một số của nó có thể nhận được trong vòng 3 năm gần đây. Các vị trí  07-10 trường 008 chứa năm bắt đầu xuất bản. Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa bốn số 9999.
 
008/06                 c
008/07-10           1984
008/11-14           9999
260   ##$aNew York: $bXerox Films, $c1984-
 
008/06                 c
008/07-10           1953
008/11-14           9999
260   ##$aChicago : $bUniversity of Chicago Press,
362   1#$aBắt đầu bằng tập của năm 1953.
 
008/06                 c
008/07-10           195u
008/11-14           9999
500   ##$aMô tả dựa theo: Vol. 2, no. 2 (Feb. 1956).
                 [Năm của số đầu tiên không biết]
 
008/06                 c
008/07-10           19uu
008/11-14           9999
260   ##$aNew York : $bWiley Interscience,
500   ##$aMô tả dựa theo: 1981.
                 [Năm của số đầu tiên không biết nhưng có thể ước lượng.]
 
008/06                 c
008/07-10           1uuu
008/11-14           9999
260   ##$aNew York : $bDoubleday,
500   ##$aMô tả dựa theo: 1901.
                 [Năm của số đầu tiên không biết nhưng không thể ước lượng.]
d - Đã đình bản
Mã d cho biết các số mới của xuất bản phẩm nhiều kỳ này đã đình xuất bản hay việc thay đổi về tác giả hoặc nhan đề dẫn đến phải xây dựng biểu ghi theo tên mới. Khi một tên mới thay thế cho một tên đã có trước đó, tên trước được xem là đã đình bản và mã hoá bằng chữ d trong vị trí 06 của trường 008. Một xuất bản phẩm nhiều kỳ được xem là đã đình bản khi có bằng chứng rõ ràng về việc này. Nhìn chung nếu trong vòng trên 3 năm mà không có một số mới nào được xuất bản thì xuất bản phẩm nhiều kỳ này được xem như là đã đình bản. Các vị trí 07-10 của trường 008 chứa năm bắt đầu xuất bản. Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa năm đình bản.
 
008/06                 d
008/07-10           1928
008/11-14           1941
260   ##$aBerlin: $bVZG, $c1928-1941
362   0#$aVol. 1, no1 (Feb. 1928)-v. 14, no 2 (Feb. 1941)
 
008/06                 d
008/07-10           1uuu
008/11-14           1958
260   ##$aNew York : $bAmerican Statistical Association, $c  -1959.
362   0#$a  -1958.
 
008/06                 d
008/07-10           19uu
008/11-14           1929
260   ##$aBoston : $bThe Society, $c  -1929.
         [Năm bắt đầu không biết những có thể ước lượng]
 
008/06                 d
008/07-10           1945
008/11-14           19uu
260   ##$aChicago : $bThe Association, $c1945-
515   ##$aKhông còn xuất bản nữa
         [Năm kết thúc không biết và không thể ước lượng.]
e - Thời gian cụ thể
Mã e cho biết có thông tin gian cụ thể chứa tháng (và có thể cả ngày) bổ sung cho năm. Các vị trí 07-10 của trường 008 chứa năm. Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa tháng và ngày dưới dạng mmdd. Nếu ngày không biết, dùng hai chữ uu, nếu chi tiết về tài liệu chỉ cho biết tháng, dùng các khoảng trống. Với tài liệu nhìn, mã này được dùng với tài liệu ghi hình để cung cấp thời gian của chương trình gốc.
 
008/06                 e
008/07-10           1983
008/11-14           0615
260       &nnbsp;  ##$aWashinhton, D.C. : $bDept. of Commerce, $cJune 15, 1983
 
008/06                 e
008/07-10           1977
008/11-14           05##
260          ##$cMay 1977.
                 [Ngày không áp dụng vì ấn phẩm chỉ có tháng]
 
008/06                 e
008/07-10           1976
008/11-14           11uu
260   ##$aU.S. : $bTriangle Film Corp., $cNov. 1976.
                 [Ngày không biết]
i  - Năm gộp của sưu tập
Mã i cho biết các vị trí 07-10 và 11-14 của trường 008 chứa dữ liệu thời gian gộp  của bộ sưu tập. Nếu thời gian gộp được biểu thị diễn chỉ bằng năm, thì thời gian này được nhập ở cả hai vị trí. Một sưu tập dù có chứa các tài liệu được xuất bản riêng hay không, thì cũng không được xem là một hình thức xuất bản. Các tài liệu nhiều phần không được xử lý như một sưu tập (Xem mã m).
 
008/06                 i
008/07-10           1765
008/11-14           1770
260   ##$c1765-1770.
 
008/06                 i
008/07-10           18uu
008/11-14           1890
260   ##$c18--?-1890.
         
008/06                 i
008/07-10           1988
008/11-14           1988
260   ##$c1988.
k - Khoảng thời gian/Dãy các năm của bộ sưu tập
Mã k cho biết các vị trí 07-10 và 11-14 của trường 008 chứa khoảng thời gian của hầu hết các tài liệu trong bộ sưu tập. Nếu thời gian của bộ được biểu diễn bằng một năm đơn, thì thời gian này được nhập ở cả hai vị trí. Một bộ sưu tập dữ có chứa hay không chứa những tài liệu xuất bản độc lập, cũng không được xem như tồn tại dưới một hình thức xuất bản. Các tài liệu nhiều phần không được xử lý như một sưu tập (Xem mã m).
 
008/06                 k
008/07-10           1796
008/11-14           1896
260   ##$c1796-1896.
 
008/06                 i
008/07-10           1796
008/11-14           1896
260   ##$c1854.
m - Nhiều năm
Mã m cho biết các vị trí 07-10 và 11-14 của trường 008 chứa các năm xuất bản của tài liệu nhiều phần.  Các vị trí 07-10 của trường 008 thường chứa năm bắt đầu và các vị trí 07-10 của trường 008 chứa năm kết thúc. Cả hai năm này với tài liệu nhiều phần là năm đơn thì áp dụng mã này. Mã này cũng được dùng với tài liệu một tập không xuất bản nhưng được thực hiện tạo ra trong một khoảng thời gian, như tranh vẽ.
 
008/06                 m
008/07-10           1972
008/11-14           1975
260   ##$aParis : $bEditions du Cerf, $c1972-1975.
 
008/06                 m
008/07-10           uuuu
008/11-14           1981
260   ##$aBoston : $bMacmilan, $c  -[1981]
          [Tài liệu nhiều phần, không biết năm xuất bản đầu tiên]
 
008/06                 m
008/07-10           197u
008/11-14           1987
260   ##$aParis : $bHachette, $c[197-]-1987.
          [Tài liệu nhiều phần mà năm xuất bản tập đầu không chắc chắn]
 
008/06                 m
008/07-10           1943
008/11-14           197u
260   ##$aNew York : $bDover, $c1943-[197-?]
          [Tài liệu nhiều phần mà năm xuất bản tập cuối không chắc chắn]
 
008/06                 m
008/07-10           1943
008/11-14           1945
260   ##$aLondon : $bGollancz, $c1943-1945.
          [Tài liệu một tập những thời gian xuất bản diễn ra từ hai năm trở lên]
n - Không biết thời gian
Mã n cho biết không biết thời gian tương ứng với các vị trí 07-10 và 11-14 của trường 008 (Tức là không có thời gian được nhập vào trường 260)
 
008/06                 n
008/07-10           uuuu
008/11-14           uuuu
260   ##$a[Tây Ban Nha]
 
008/06                 n
008/07-10           uuuu
008/11-14           uuuu
          [Vật thể xuất hiện tự nhiên; nhưng trường 260 không có mặt trong biểu ghi]
p - Không biết ngày tháng
Mã p cho biết cả ngày tháng phân phối/phổ biến/phát hành (008/07-10) lẫn ngày tháng sản xuất và ghi âm (008/11/14) đều có mặt vì có sự khác nhau giữa hai ngày tháng này. Đối với các tệp tin, mã p được sử dụng khi có sự khác nhau giữa ngày tháng đầu tiên mà tệp được thao tác để phân tích và xử lý dưới dạng đọc máy (tức là ngày tháng sản xuất) và ngày tháng mà tệp được đưa ra phục vụ người đọc, thông thường là qua một cơ quan xây dựng (tức là ngày tháng phân phối) . Đối với hình ảnh động, nếu một tác phẩm có cùng nội dung nhưng lưu trên các vật mang khác nhau có ngày tháng phổ biến muộn hơn tác phẩm gốc, thì mã p được sử dụng (thí dụ là băng video được phát hành năm 1978, trong khi phim nguyên gốc được sản xuất năm 1965).
 
008/06                 p
008/07-10           1982
008/11-14           1967
260   ##$aWashington : $bU.S. Navy Dept., $c1967 : $bDistributed by National Audiovisual Center, $c1982.
 
q - Ngày tháng không chắc chắn
Mã q cho biết cả ngày tháng chính xác cho một tài liệu cụ thể là không biết, nhưng  khoảng giữa các năm là có thể xác định được (như giữa năm 1824 và 1846). Năm sớm nhất có thể được nhập vào các vị trí 07-10 của trường 008, năm muộn nhất có thể được nhập vào các vị trí 11-14 của trường 008.
 
008/06                 q
008/07-10           1963
008/11-14           1966
260   ##$aNew York : $bHippocrene Books, $c[giữa 1963 và 1966]
 
008/06                 q
008/07-10           18uu
008/11-14           19uu
260   ##$aAmsterdam : $bElsevier, $c[thế kỷ 19th và đầu thế kỷ 20th]
          [Không biết thập kỷ của cả hai ngày tháng cũ nhất.]
r - Ngày tháng của bản in lại/phát hành lại và ngày tháng nguyên bản
Mã r cho biết các vị trí 07-10 của trường 008 chứa ngày tháng của tài liệu xuất bản lại hoặc phát hành lại và các vị trí 11-14 của trường 008 chứa ngày tháng nguyên bản, nếu biết. Nếu có nhiều ngày tháng cho tác phẩm gốc, các vị trí 11-14 của trường 008 chứa ngày tháng sớm hơn. Với tư liệu ảnh gốc, tác phẩm được mô tả có thể là một ảnh dương bản tạo ra từ một phim âm bản đã được chụp trước đó. Với tư liệu in gốc, tác phẩm được mô tả có thể là một bản in rập lại được tạo từ một bản kẽm hoặc bản khắc gỗ được tạo trước đó của một hoạ sỹ.
 
008/06                 r
008/07-10           1983
008/11-14           1857
260   ##$aBoston : $b[s.n., $c1983?]
500   ##$aNguyên bản: Pittsburg, Pa. :W’m Schuchman & Bro. Lith., [1857].
 
008/06                 r
008/07-10           1966
008/11-14           uuuu
260   ##$aIn lại từ Green Howard’s Gazette.
          [Ngày tháng gốc của tác phẩm không biết.]
 
008/06                 r
008/07-10           uuuu
008/11-14           1963
260   ##$aNew York: $b[s.n., $cn.d.]
500   ##$aXuất bản trước đó vào năm 1963.
s - Ngày tháng đơn/ngày tháng không chắc chắn
Mã s cho biết ngày tháng, bao gồm ngày tháng phổ biến, xuất bản, bản tin phổ biến, sản xuất, thực hiện, viết hoặc ngày tháng không chắc chắn có thể biểu diễn bằng bốn số. Ngày tháng này được xác định trong các vị trí 07-10 của trường 008. Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa các khoảng trống. Ngày tháng đơn này có thể đi cùng với tài liệu này có thể là thực tế, gần đúng hoặc dự đoán (tức là nếu ngày tháng đơn không chắc chắn). Mã s cũng được sử dụng cho các tài liệu không xuất bản riêng như tài liệu gốc hoặc đồ hoạ lịch sử khi có ngày tháng đơn đi cùng với việc biểu diễn tác phẩm này.
 
 
008/06                 s
008/07-10           1977
008/11-14           ####
260   ##$aWashington: $bDept. of State, $c1977.
 
008/06                 s
008/07-10           1981
008/11-14           ####
260   ##$a[Darmstadt]: $bTetzlaff, $c1980[i.e.1981]
 
008/06                 s
008/07-10           1969
008/11-14           ####
260   ##$aLondon: $bHarcourt, World &Brace, $c[1969?]
 
008/06                 s
008/07-10           1983
008/11-14           ####
260   ##$a[Yerushalayim: $bE. Fisher, $c744 i.e. 1983 or 1984]
          [Ngày tháng không theo lịch của giáo hoàng Gregory không có năm đơn tương đương với lịch này]
 
008/06                 s
008/07-10           1946
008/11-14           ####
260   ##$aBerlin: $b[s.n., $cca. 1946]
 
008/06                 s
008/07-10           198u
008/11-14           ####
260   ##$aNew York: $bHaworth, $c[198-]
 
008/06                 s
008/07-10           19uu
008/11-14           ####
260   ##$aNew York: $bS.R.A., $c[19--]
 
Một khoảng ngày tháng đi cùng với một tài liệu riêng không có ngày tháng chắc chắn thì được mã hoá là không chắc chắn (Mã q). Nhiều ngày tháng chắc chắn cần cho một tài liệu riêng được mã hoá là nhiều ngày tháng (Mã m). Nhiều ngày tháng hoặc ngày tháng đơn đi cùng với một sưu tập được mã hoá như ngày tháng gộp (Mã k) hoặc ngày tháng nhập vào sưu tập (Mã i).
t - Thời gian xuất bản và bản quyền
Mã t cho biết ngày tháng xuất bản/phát hành/sản xuất/thực hiện có mặt trong các vị trí 07-10 của trường 008 và năm bản quyền có mặt trong các vị trí 11-14 của trường 008. Năm nộp lưu chiểu (tức ngày tháng đi sau mẫu hiển thị cố định (DL = Dépot légal) “D.L.”) được xử lý là năm bản quyền.
 
008/06                 t
008/07-10           1982
008/11-14           1949
260   ##$aLondon: $bMacmillan, $c1982, c1949.
 
 
008/06                 t
008/07-10           1970
008/11-14           1958
260   ##$aNew York: $bTime Life Books, $c1970, c1958.
 
008/06                 t
008/07-10           198u
008/11-14           1979
260   ##$aRio de Janeiro: $bDelta, $c[198?], c1979.
 
u  Tình trạng của xuất bản phẩm nhiều kỳ không biết
Mã u được sử dụng cho các xuất bản phẩm nhiều kỳ khi không có chỉ dẫn rõ ràng về việc xuất bản ấn phẩm đã chấm dứt. Các vị trí 07-10 của trường 008 chứa ngày tháng bắt đầu. Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa các ký tự uuuu vì ngày tháng đình bản không biết.
 
008/06                 u
008/07-10           1948
008/11-14           uuuu
362   0#$a1948-
 
008/06                 u
008/07-10           19uu
008/11-14           uuuu
500   ##$aMô tả dựa theo: 1983.
 
008/06                 u
008/07-10           1uuu
008/11-14           uuuu
                 [Không có thông tin trong biểu ghi nguồn.]
 

07-10  Năm một

Các vị trí ký tự này chứa năm xác định bởi mã trong vị trí 06 của trường 008 (Dạng ngày tháng/Tình trạng xuất bản). Việc xác định ngày tháng trong các vị trí 07-10 của trường 008 được tạo ra trùng hợp với việc lựa chọn mã cho vị trí 06 của trường 008. Xem thí dụ cho vị trí 06 của trường 008 và quy ước nhập dữ liệu liên quan đến ngày tháng được mã hoá ở phần trên. Việc sử dụng các ký tự lấp đầy trong các vị trí 07-10 của trường 008, mặc dù là có thể, nhưng không khuyến khích vì ngày tháng trong năm 1 được sử dụng để tìm và kiểm soát trùng lặp trong nhiều hệ thống. Nếu ký tự lấp đầy (|) được sử dụng ở các vị trí 07-10 của trường 008, tất cả bốn vị trí này phải chứa ký tự lấp đầy (|).
 

11-14  Năm hai

Các vị trí ký tự này chứa năm xác định bởi mã trong vị trí 06 của trường 008 (Dạng ngày tháng/Tình trạng xuất bản). Việc xác định ngày tháng trong các vị trí 07-10 của trường 008 được tạo ra trùng hợp với việc lựa chọn mã cho vị trí 06 của trường 008. Xem thí dụ cho vị trí 06 của trường 008 và quy ước nhập dữ liệu liên quan đến ngày tháng được mã hoá ở phần trên. Bốn ký tự lấp đầy (||||) được sử dụng khi không có ý định mã hóa các vị trí ký tự này.
 

15-17  Nơi xuất bản, sản xuất hoặc thực hiện

Mã chữ cái hai hoặc ba ký tự cho biết nơi xuất bản, sản xuất hoặc thực hiện. Mã nơi xuất bản là phần tử dữ liệu có kiểm soát về cơ quan. Nguồn của mã này là Danh sách mã MARC về nước được duy trì bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Việc chọn mã MARC thường liên quan đến thông tin trong trường 260 (Xuất bản, phổ biến... (Thông tin xuất bản)). Mã được sử dụng trong các vị trí 15-17 của trường 008 được sử dụng kết hợp với trường 044 (Mã nước sản xuất) khi có từ hai mã trở lên cho một tài liệu. Mã đầu tiên trong trường con $a của trường 044 được nhập vào vị trí 15-17 của trường 008. Ba ký tự lấp đầy (|||) có thể được sử dụng ở vị trí của mã, nhưng chúng không được khuyến khích sử dụng ở vị trí 15-17 của trường 008. Dữ liệu trong trường 008 được sử dụng để tìm tin và phát hiện trùng lặp ở nhiều hệ thống. Khi ký tự lấp đầy được sử dụng ở vị trí 15-17 của trường 008, thì tất cả ba vị trí này phải chứa ký tự lấp đầy.
Các mã hai ký tự căn lề trái và các vị trí không sử dụng chứa khoảng trống (#). Với các tài liệu được in lại với cùng kích thước với nguyên bản, mã này dựa trên cơ sở pháp lý mà bản in lại được xuất bản mà không dựa trên cơ sở pháp lý đi cùng với nơi xuất bản của tài liệu nguyên bản. Đối với băng ghi âm, mã này biểu thị địa điểm nơi công ty ghi âm đặt trụ sở. Với tư liệu nhìn là hình lịch sử hoặc nguyên bản, nếu thông tin địa lý có thể suy luận được (như với phần lớn ảnh), mã địa điểm được nhập vào vị trí của ký tự này.
 
008/15-17           nyu
260   ##$a[New York]: $bGardner & Co., $cc1899.
 
008/15-17           nyu
245  00$a[Chân dung của Cyrus Patten] / $cAnson, New York.
260   ##$c1852.
                 [Một tài liệu ảnh không xuất bản đơn.]
 
008/15-17           xx#
245  00$aVanity Fair / $cF. Depero.
260   ##$c1930.
          [Một tư liệu ảnh không xuất bản nơi thông tin địa lý không thể suy luận được.]
 
008/15-17           ja#
260   ##$aTokyo : $cShobido & Co., $c1919.
          [Sưu tập chứa toàn các tài liệu được xuất bản.]
 
Khi nơi xuất bản/sản xuất/thực hiện hoàn toàn không biết, mã xx# được sử dụng.
 
008/15-17           xx#
260   ##$as. l. : $bs.n., $c1983.
          [Nơi xuất bản hoàn toàn không biết.]
 
008/15-17           xx#
245   00$a[Hope diamond] $h[realia].
          [Trường 260 không có trong biểu ghi.]
 
Khi có từ hai địa điểm trở lên, đơn vị pháp quyền đầu tiên được mã trong vị trí 15-17 của trường 008. Các mã bổ sung được nhập vào trường 044 (Mã nước sản xuất).
 
008/15-17           enk
260   ##$aLondon; $aNew York: $bAcademic Press, $c1979.
044   ##$aenk$anyu
 
Đối với các tài liệu nhìn và bản nhạc, nếu tác phẩm được sản xuất ở nhiều nước, thì mã cho nước đầu tiên được nhập vào vị trí 15-17 của trường 008. Mã nước đầu tiên được lặp lại trong trường 044 (Mã nước sản xuất), sau đó là mã nước của các cơ quan khác liên quan đến sản xuất. Đối với ấn phẩm tiếp tục và các tệp máy tính được xuất bản định kỳ, mã nước là mã nơi xuất bản gần đây nhất (cuối cùng) đang xử lý. Nếu biểu ghi này cập nhật sau đó và địa điểm đã thay đổi, thì mã nơi xuất bản cũng được cập nhật, và sự thay đổi này được nêu trong phụ chú. Với tư liệu hỗn hợp, mã này biểu thị kho nơi tài liệu được tập hợp lại
xx# - Không địa điểm, không biết, không xác định được
Mã xx# cho biết không có nơi xuất bản, sản xuất… Địa điểm này là không biết hoặc không xác định được. Thí dụ về các tài liệu này là: 1) Các vật thể xuất hiện tự nhiên; 2). Các bản thảo cổ.
vp# - Các nơi khác
Mã vp# được sử dụng nếu các địa điểm khác nhau đi cùng với các phần khác nhau của tài liệu, thường là một sưu tập.
 

18-34

[Xem một trong các phần cụ thể mô tả bảy định nghĩa các vị trí từ 18-34 của trường 008.]
 

35-37  Ngôn ngữ

Mã chữ cái ba ký tự cho biết ngôn ngữ tài liệu. Nguồn của mã này là Danh sách mã MARC cho ngôn ngữ được duy trì bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Việc lựa chọn mã MARC dựa trên ngôn ngữ chủ đạo của tài liệu. Ba ký tự lấp đầy (“|||”) có thể được sử dụng nếu không có ý định mã hoá vị trí này.
Đối với các tài liệu ngôn ngữ (tức là sách và ấn phẩm tiếp tục), mã ngôn ngữ dựa trên văn bản (chính văn) tài liệu. Thuật ngữ văn bản có nghĩa là các phần cơ bản của ấn phẩm, không kể lời giới thiệu, mở đầu,  phụ lục... Đối với các tệp máy tính, đây là ngôn ngữ của dữ liệu và hoặc giao diện người dùng (tức là hiển thị văn bản, đầu ra có thể nghe được bằng một ngôn ngữ) xác định mã sử dụng trong vị trí 35-37 của trường 008, chứ không phải ngôn ngữ lập trình. (Tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của dữ liệu và hoặc giao diện người dùng được mã trong trường 041). Đối với bản đồ, ngôn ngữ tên và văn bản kèm theo bản đồ hoặc bản đồ hình cầu xác định mã sử dụng. Đối với bản nhạc, ngôn ngữ nổi bật của văn bản bài hát hoặc nói đi cùng với băng âm thanh hoặc ghi âm được nhập vào vị trí 35-37 của trường 008. Với tài liệu nhìn, (trừ các ảnh chiếu về lịch sử hoặc nguyên bản), nội dung ngôn ngữ được định nghĩa bởi các rãnh ghi âm, âm thanh kèm theo, các nhan đề được in đè lên (phụ đề) hoặc nhan đề riêng biệt (đối với phim không có âm thanh/câm), ngôn ngữ ký hiệu khi nó là phương tiện truyền thông duy nhất, hoặc chữ viết được in kèm (đối với tác phẩm không có âm thanh, hoặc có âm thanh nhưng không phải lời nói). Đối với các ảnh tài liệu lịch sử hoặc nguyên bản, tài liệu ảnh mờ và các tài liệu ba chiều, nội dung ngôn ngữ đi cùng với nguồn thông tin chính. Với các tài liệu hỗn hợp, mã ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ chiếm ưu thế của tài liệu hay các tài liệu trong một sưu tập.
Khi chỉ có một ngôn ngữ đi kèm với tài liệu, mã của ngôn ngữ được nhập vào.
 
008/35-37           spa
245   00$aRen tabilidad bruta del inversionista en bolsa. $pBonos del tesoro.
Nếu có từ hai ngôn ngữ trở lên, mã của ngôn ngữ chiếm ưu thế được nhập vào vị trí 35-37 của trường 008, và mã của tất cả các ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ chiếm ưu thế, được nhập vào trường 041 (Mã ngôn ngữ). Mã được nhập vào vị trí 35-37 của trường 008 luôn giống mã đầu tiên trong trường con $a của trường 041.
 
008/35-37           rus
041   0#$aruseng
500   ##$aChủ yếu là tiếng Nga; có một phần tiếng Anh.
 
Nếu không có ngôn ngữ nào chiếm ưu thế, thì mã ngôn ngữ được nhập theo trật tự chữ cái tiếng Anh vào trường 041, và ngôn ngữ đầu tiên được nhập vào vị trí 35-37 của trường 008.
008/35-37           eng
041   0#$aengspa
546   ##$aVăn bản bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha
 
Khi tạo biểu ghi thư mục cho tài liệu dịch, mã ngôn ngữ của tài liệu dịch, chứ không phải của nguyên bản được nhập vào vị trí 35-37 của trường 008. (Mã ngôn ngữ của tài liệu nguyên bản được nhập trong trường con $h của trường 041.)
 
008/35-37           eng
041   1#$aeng$hger
          [Bản dịch tiếng Anh của nhan đề tiếng Đức]
 
### - Các ký tự khoảng trống
Các ký tự khoảng trống cho biết tài liệu này không có nội dung văn bản viết, nói hoặc hát. Các thí dụ về tài liệu này là: 1). Các bản nhạc điện tử hoặc thông thường, 2). Các băng ghi âm chứa âm thanh không phải lời nói; 3). Tài liệu nhìn mà không phải chuyện kể, không có nhan đề in, phụ đề, nhan đề đầu trang nhất...4). Các tệp máy tính chỉ chứa ngôn ngữ máy (như COBOL) hoặc mã ký tự (như ASCII) được sử trong các chương trình nguồn.
mul - Nhiều ngôn ngữ
Mã mul cho biết tài liệu chứa trên 6 ngôn ngữ.
sgn - Ngôn ngữ ký hiệu
Mã sgn cho biết phương tiện truyền thông chủ yếu là một ngôn ngữ ký hiệu, tức là sách chứa hình ảnh vẽ tay từ mỗi ký tự của hệ thống ký hiệu đặc biệt hoặc băng ghi hình chứa ký hiệu. Hệ thống ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt được nêu trong trường 546 (Phụ chú ngôn ngữ), thí dụ ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ. Các mã cho ngôn ngữ không chủ yếu khác hoặc liên quan có thể được nhập trong trường 041 (Mã ngôn ngữ).
 
          008/35-37     sgn
          041      0#$asgneng
          546     ##$aNgôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ, với một số đoạn bằng tiếng Anh.
und - Không xác định
Mã und cho biết ngôn ngữ tài liệu là không thể xác định được. Mã này cũng được dùng cho các tác phẩm có nội dung chứa các âm tiết tuỳ hứng, tiếng côn trùng (vo ve) hoặc các âm thanh khác do con người tạo ra mà không thể xác định được ngôn ngữ.
 

38  Biểu ghi được sửa đổi

Mã chữ cái một ký tự cho biết có sự thay đổi của bất kỳ dữ liệu nào trong biểu ghi thư mục của tài liệu đã được biên mục hoặc được dự tính đưa vào biểu ghi đọc máy. Các sửa đổi này bao gồm: la tinh hoá dữ liệu mà ban đầu xuất hiện dưới dạng chữ không phải la tinh; thay thế các ký tự sẵn có cho các ký tự mà không thể chuyển đổi thành dạng đọc máy (thí dụ ký tự đặc biệt, “Ô”); rút gọn biểu ghi vì đã vượt quá mức chấp nhận của hệ thống bị áp đặt độ dài giới hạn. Biểu ghi không được xem là được sửa đổi khi Latinh hoá các trường bằng chữ trong biểu ghi mà không phải là chuyển tự từ tài liệu (như tiêu đề, các trường không trích dẫn hoàn chỉnh, địa chỉ đặt mua...). Việc chuyển đổi tương đương MARC với một số chữ cái trong các ngôn ngữ ít phổ biến bằng cách sử dụng chữ Latinh cũng không được xem là sửa đổi. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này của trường 008.
Thứ tự của các mã
Khi có từ hai mã trở lên áp dụng cho tài liệu thư mục, hãy dùng bảng sau đây để xác định mã sử dụng thích hợp. Các mã được liệt kê theo trật tự ưu tiên, các mã liệt kê trên đầu được đặt trước các mã liệt kê ở sau.
 
#       Không sửa đổi
s        Rút gọn
d       Thông tin thêm bị bỏ qua
x        Các ký tự bị thiếu
r        Biểu ghi Latinh hoá hoàn toàn/Các phiếu in dùng ký tự không phải Latinh
o       Biểu ghi Latinh hoá hoàn toàn/Các phiếu in Latinh hoá hoàn toàn
# - Không sửa đổi
Mã # cho biết biểu ghi không bị sửa đổi bất kỳ cái gì (tức là không rút gọn, và không chứa các ký tự mà có thể chuyển đổi thành dạng biểu ghi đọc máy).
d - Không có thông tin nhanh
Mã d cho biết biểu ghi MARC không chứa thông tin nhanh (dashed-on) tìm thấy trong bản sao thủ công tương ứng, hoặc vì thông tin nhanh đã được nhập như một biểu ghi riêng trong trường 500 (Phụ chú chung) hoặc vì được bỏ qua. Thông tin nhanh thường là thông tin tóm tắt về tài liệu liên quan tới tài liệu chính đang được biên mục nhưng không được xem là đủ quan trọng để biên mục riêng biệt. Kỹ thuật thông tin đã không được sử dụng nhiều từ khi các biểu ghi đọc máy được đưa vào sử dụng.
o - Biểu ghi Latinh hoá hoàn toàn/Phiếu in được Latinh hoá
Mã o cho biết dữ liệu thư mục trong biểu ghi MARC được Latinh hoá hoàn toàn và các phiếu được in ra cũng dưới dạng Latinh hoá.
r - Biểu ghi Latinh hoá hoàn toàn/Phiếu in dùng ký tự không phải Latinh
Mã r cho biết dữ liệu thư mục trong biểu ghi MARC được Latinh hoá hoàn toàn, nhưng các phiếu in ra ở dưới dạng ký tự nguyên gốc (ngôn ngữ nguyên bản).
s - Rút gọn
Mã s cho biết một số dữ liệu trong biểu ghi thư mục đã bỏ qua vì dữ liệu vượt quá độ dài cho phép của hệ thống được sử dụng để tạo lập và xử lý nó. Trong các hệ thống có sự hạn chế độ dài dữ liệu, thì thường sự hạn chế là ở mức trường và mức biểu ghi. Các biểu ghi thư mục MARC có độ dài tối đa là 99.999 ký tự (Xem thêm thông tin trong tài liệu Đặc tả MARC 21 cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang tin trao đổi). Mã s ít được sử dụng trong các biểu ghi hiện nay.
x - Các ký tự bị thiếu
Mã x cho biết biểu ghi chứa các ký tự không được chuyển đổi thành dạng đọc máy (tức là các ký tự không phải Latinh kèm theo ở các biểu ghi chữ cái Latinh chính thống, các ký hiệu toán học...). Ghi chú: Nhiều cơ quan chọn giải pháp là Latinh hoá bất kỳ ký tự không phải Latinh nào gặp trong dữ liệu thư mục. Kỹ thuật biểu diễn các ký tự đặc biệt bằng từ hoặc cụm từ mô tả thường được dùng như một giải pháp để bỏ qua các ký tự đặc biệt. (thí dụ từ “cây”  được đưa vào dữ liệu để chỉ hình ảnh của cây như bộ phận của nhan đề). Mã x không được sử dụng thường xuyên trong các biểu ghi hiện nay.
 

39  Nguồn biên mục

Mã một ký tự cho biết nguồn biên mục gốc của biểu ghi. Nếu nguồn biên mục được biết, nó được xác định trong trường con $a của trường 040 (Nguồn biên mục). Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này của trường 008.
# - Cơ quan biên mục quốc gia
Mã # cho biết cơ quan biên mục quốc gia (thí dụ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hoặc Thư viện Quốc gia Canađa) là cơ quan tạo lập dữ liệu biên mục gốc.
 
008/39     #
040   ##$aDLC$cDLC
          [Biểu ghi được tạo lập và phiên âm bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.]
 
008/39     #
040   ##$aDLC$cWvU$dWvU$dCD$dCStRLIN
          [Biểu ghi được tạo lập bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, được phiên âm bởi Trường đại học Tây Virginia, được sửa đổi bởi Trường đại học Tây Virginia, Trường đại California và RLIN .]
 
008/39     #
040   ##$aCaOONL$beng$cCaOONL
          [Biểu ghi được tạo lập và phiên âm bởi Thư viện Quốc gia Canađa.]
 
c - Chương trình biên mục hợp tác
Mã c cho biết cơ quan tạo lập dữ liệu thư mục là một thành viên (chứ không phải là cơ quan thư mục quốc gia) trong một chương trình biên mục hợp tác.
 
008/39     c
040   ##$aMH$cMH
          [Biên mục của Thư viện đại học Harvard nhập trực tuyến như một thành phần của Chương trình biên mục hợp tác.]
 
008/39     c
040   ##$aCaVAU$cCaOONL
          [Biểu ghi được tạo lập bởi Trường đại học Columbia, Anh và được phiên âm bởi NLC.]
 
d - Khác
Mã c cho biết nguồn dữ liệu biên mục là một cơ quan chứ không phải là cơ quan thư mục quốc gia hoặc thành viên trong một chương trình biên mục hợp tác.
 
008/39     d
040   ##$aWyU $cWyU
          [Biểu ghi được tạo lập và phiên âm bởi Trường đại học Wyoming.]
 
008/39     d
040   ##$aIEN $dCStRLIN $dMiU
          [Biểu ghi được tạo lập bởi Trường đại học Tây Bắc và  được sửa đổi bởi RLIN và Trường đại học Michigan.]
 
u - Không biết
Mã u cho biết cơ quan tạo dữ liệu thư mục không biết. Mã này được sử dụng khi cơ quan phiên âm dữ liệu thư mục thủ công từ một nguồn không biết. Trong trường hợp này, trường 040 thiếu trường con $a và trường con $c chứa mã MARC cho cơ quan phiên âm.
 
008/39     u
040   ##$aWMUW
          [Trường đại học Wisconsin, Milwaukee chịu trách nhiệm định danh nội dung và phiên âm mục lục từ một nguồn không biết.]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Chữ hoa - Mã chữ cái được nhập vào dạng chữ thường.
Độ dài trường - Trường 008 phải luôn chứa 40 vị trí ký tự.

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/06       Dạng dữ liệu hoặc tình trạng xuất bản
b                 Không biết năm; thời gian trước công nguyên
Trước khi định nghĩa mã này và trường 046 (Ngày mã hoá đặc biệt) năm 1987, các phần tử dữ liệu để mã hoá thông tin về dữ liệu trước công nguyên đã không có trong biểu ghi MARC.
c                 Năm thực tế và năm bản quyền (BK CF MP MU VM) [Lỗi thời]
c                 ấn phẩm tiếp tục còn đang được xuất bản [Định nghĩa lại]
t                  Ngày tháng xuất bản và ngày tháng bản quyền [Mới]
Trước khi định nghĩa lại năm 1995, mã c có định nghĩa khác đối với sách, tệp tin máy tính, bản đồ, bản nhạc và tài liệu nhìn chứ không phải cho ấn phẩm tiếp tục. Sự khác biệt này đã bị loại bỏ khi định nghĩa mã mới t (Ngày tháng xuất bản và ngày tháng bản quyền) được sử dụng thay cho mã c không phải cho ấn phẩm tiếp tục đã lỗi thời. Định nghĩa mã c cho ấn phẩm tiếp tục vẫn giữ nguyên.
d                 Ngày tháng cụ thể (BK VM) [Lỗi thời]
d                 ấn phẩm nhiều kỳ đã đình bản {Định nghĩa lại]
e                 Ngày tháng cụ thể [Mới]
Trước khi định nghĩa lại năm 1995, mã d đã được định nghĩa khác đối với sách và tài liệu nhìn chứ không phải cho xuất bản phẩm nhiều kỳ. Sự khác biệt này đã bị bỏ đi khi định nghĩa mã e mới (Ngày tháng chi tiết) được sử dụng thay thế cho mã d với tài liệu không phải xuất bản phẩm nhiều kỳ. Định nghĩa của mã d cho xuất bản phẩm nhiều kỳ vẫn giữ nguyên.
i                  Ngày tháng phổ biến/phát hành/xuất bản và buổi sản xuất/ghi âm (MU)[Lỗi thời]
Trước khi định nghĩa mã p (Ngày tháng phổ biến/phát hành/xuất bản và buổi sản xuất/ghi âm) cho bản nhạc năm 1978, loại dữ liệu này được xác định bằng mã i. Định nghĩa hiện nay của mã i (Năm gộp của sưu tập) đã được phê chuẩn năm 1983.
n                 Năm không biết
Trước khi sử dụng AACR2, mã n đã được sử dụng cho tất cả các loại hình tài liệu khi trường con $c (Năm xuất bản/phổ biến...) trong trường 260 (Xuất bản, phổ biến...(Thông tin xuất bản)) chứa “n.d” (viết tắt cho no date) cho trường hợp không có năm. Trong biên mục theo qui tắc AACR2, mã n chỉ được sử dụng trong các trường hợp: 1) Trong các biểu ghi cho tài liệu hỗn hợp khi không có năm trong trường 260 hoặc trường 245, và 2) Các biểu ghi tài liệu nhìn cho các vật thể xuất hiện tự nhiên hoặc vật tạo tác khi trường con $g (Năm sản xuất) không có mặt trong trường 260. Trước năm 1995, số không hoặc khoảng trống đã được sử dụng cho các phần không biết của năm 1 và năm 2 đối với một số loại tài liệu.
008/15-17 Nơi xuất bản, sản xuất, thực hiện
??q            Mã nơi không chắc chắn [Lỗi thời]
Kỹ thuật để chỉ thị nơi không chắc chắn bằng cách sửa đổi mã nước của MARC đã xác định lỗi thời vào năm 1972. Trước thời gian này, chữ q được bổ sung cho mã nước hai ký tự (như Paris? được mã thành frq) hoặc các chữ cái d, l, s, hoặc v được dùng thay cho các chữ c, k, r hoặc u là chữ cái thứ ba trong mã ba ký tự cho đơn vị pháp quyền ở Canađa, Liên Xô, Liên hiệp Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (như Chicago? được mã là ilv thay vì ilu). Trước năm 1980 mã địa điểm đã bị hạn chế trong hai vị trí ký tự (các vị trí 15-16) khi mô tả tài liệu nhìn. Các mã ba ký tự đã không được sử dụng đối với Canađa, Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô (thí dụ London được mã là uk).
008/38       Biểu ghi đã sửa đổi
                   u      Không biết [Lỗi thời] [Chỉ với CAN/MARC]
008/39       Nguồn biên mục
                   #      Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ [Định nghĩa lại, 1997]
                   a      Thư viện Nông nghiệp Quốc gia [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với         USMARC]
                   b      Thư viện Y học Quốc gia [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với USMARC]
                   c      Biên mục bởi một thư viện quốc gia khác [Định nghĩa lại, 1997]         [Chỉ với CAN/MARC]
                   l       Biên mục của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với      CAN/MARC]
                   o      Biên mục của cơ quan khác [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với     CAN/MARC]
                   n      Báo cáo các tên xuất bản phẩm nhiều kỳ mới [Lỗi thời, 1997]             [Chỉ với USMARC]
                   r       Thư viện báo cáo [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
Mã n đã lỗi thời khi ngừng xuất bản các tên xuất bản phẩm nhiều kỳ mới.

008   SÁCH (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Trường 008/18-34 được sử dụng cho sách khi vị trí Đầu biểu/06 (Loại biểu ghi) chứa mã a (Tài liệu ngôn ngữ) hoặc t (Bản thảo tài liệu ngôn ngữ) và Đầu biểu/07 (Cấp thư mục) chứa mã a (Phần hợp thành chuyên khảo), c (Sưu tập), d (Đơn vị nhỏ) hoặc m (Chuyên khảo). Các vị trí 01-17 và 35-39 của trường 008 được định nghĩa giống nhau trong tất cả các trường 008 và đã được mô tả trong Phần 008 - Tất cả các tài liệu.
Các vị trí 18-34 của trường 008 tương ứng với các phần tử dữ liệu tương đương về vị trí được định nghĩa trong các vị trí 01-17 của trường 006 khi vị trí 00 của trường 006 (Hình thức tài liệu) chứa mã a (Tài liệu ngôn ngữ) hoặc t (Tài liệu bản thảo ngôn ngữ). Chi tiết về các mã cụ thể được định nghĩa cho các vị trí tương đương trong trường 006 và 008 đối với sách được nêu trong phần Hướng dẫn áp dụng  định danh nội dung của trường 008 dành cho sách.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18 - 21  Các loại minh hoạ (006/01-04)

Có tới bốn mã chữ cái một ký tự cho biết sự có mặt của loại minh họa trong tài liệu được biểu diễn bởi trường 008 hoặc 006 đối với sách. Thông tin cho những ví trí ký tự này thường được lấy từ các thuật ngữ trong trường 300 (Mô tả vật lý). Mã được nhập theo trật tự chữ cái. Nếu có dưới bốn mã chữ cái được gán, các mã này được phẳng lề trái và không sử dụng các vị trí chứa khoảng trống (#). Nếu có trên bốn mã thích hợp với tài liệu này, thì chỉ có bốn mã đầu tiên được nhập. Bốn ký tự lấp đầy (||||) được sử dụng khi không có ý định mã hóa các vị trí 18-21 của trường 008.
# - Không có minh họa
Mã # cho biết tác phẩm này không có minh họa, khi khoảng trống # được sử dụng ở vị trí 18 của trường 008, nó luôn có ba khoảng trống khác ở các vị trí 19-21 của trường 008 đi sau.
a - Minh họa
Mã a cho biết tài liệu này có minh họa. Những loại minh họa mà không được bao quát bởi bất kỳ một mã đặc thù nào khác nữa thì cũng được mã hóa bằng chữ a.
b - Bản đồ                  
Mã b cho biết tài liệu này có bản đồ. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Bản đồ hoặc Tập bản đồ có mặt trong trường 300.
c - Chân dung
Mã c cho biết tài liệu này có chân dung. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Chân dung hoặc Các chân dung (Port hoặc Ports) có mặt trong trường 300.
d - Biểu đồ/đồ thị
Mã d cho biết tài liệu này có đồ thị/biểu đồ. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Đồ thị/Biểu đồ (Chart hoặc Charts) có mặt trong trường 300.
e - Sơ đồ
Mã e cho biết tài liệu này có sơ đồ. Nó được sử dụng khi thuật ngữ sơ đồ (plan hoặc plans) có mặt trong trường 300.
f - Tờ minh họa
Mã f cho biết tài liệu này có tờ minh họa. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Tờ minh họa (plate hoặc plates) có mặt trong trường 300.
g - Bản nhạc
Mã g cho biết tài liệu này có bản nhạc. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Bản nhạc (music) có mặt trong trường 300.
h - Bản sao
Mã h cho biết tài liệu này có bản sao. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Bản sao (facsim hoặc facsims) có mặt trong trường 300.
i - Gia huy/huy hiệu
Mã i cho biết tài liệu này có biểu tượng gia đình (gia huy). Nó được sử dụng khi thuật ngữ Gia huy (coats of arms) có mặt trong trường 300.
j - Gia phả
Mã j cho biết tài liệu này có gia phả. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Gia phả (Geneal table) hoặc Geneal tables (Bảng gia phả) có mặt trong trường 300.
k - Tờ khai
Mã k cho biết tài liệu này có tờ khai. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Tờ khai (form hoặc forms) có mặt trong trường 300.
l - Mẫu
Mã l cho biết tài liệu này có các mẫu. Nó được sử dụng khi thuật ngữ Mẫu (sample hoặc samples) có mặt trong trường 300.
m - Đĩa hát
Mã m cho biết tài liệu này có đĩa hát. Nó được sử dụng khi trên biểu ghi hiện tại khi có các thuật ngữ có mặt trong trường 300: đĩa, băng, băng ghi âm, casset... (sound disc, sound cartridge, aound tape reel, sound cassette, roll, and cylinder). Trong các biểu ghi cũ, mã m được sử dụng cho bất kỳ thuật ngữ nào bắt đầu bằng từ âm, thí dụ đĩa ghi âm.
o - ảnh chụp
Mã o cho biết tài liệu này có ảnh chụp. Nó được sử dụng khi thuật ngữ ảnh chụp (photo hoặc photos) có mặt trong trường 300.
p - Tài liệu chiếu
Mã p cho biết tài liệu này có tài liệu chiếu.
008/18-21           a###
300          ##$a271 tr.: $minh hoạ.: $c21 cm.
 
008/18-21           f###
300          ##$a262 tr., 32 tr. đĩa; $c26 cm.
 
008/18-21           ab##
300          ##$minh hoạ., bản đồ (bỏ túi)
 
008/18-21           acf#
300          ##$minh hoạ, đĩa, chân dung.
 
008/18-21           acdg
300          ##$minh hoạ., biểu đồ, bản sao, âm nhạc, chân dung.
 
008/18-21           ####
300   ##$a367 tr.; $c23 cm.
          [Tài liệu này không có minh họa]
 

22      Đối tượng sử dụng mục tiêu (006/05)

Mã chữ cái một ký tự cho biết trình độ kiến thức của đối tượng sử dụng mà tài liệu hướng tới phục vụ. Khi tài liệu với nội dung dữ kiện được coi là thích hợp với từ hai loại đối tượng sử dụng trở lên, thì mã này được nhập cho đối tượng sử dụng đầu tiên. Khi biểu ghi có cả thông tin về lớp đọc và tuổi quan tâm hoặc mức quan tâm trong trường 521 (Phụ chú đối tượng sử dụng), vị trí 22 của trường 008 được mã dựa trên thông tin về lớp quan tâm hoặc tuổi quan tâm. Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hóa trường 008.
# - Không biết hoặc không chỉ rõ
Mã # cho biết đối tượng sử dụng mục tiêu của tài liệu không biết hoặc không được nêu rõ.
 
008/22     #
245          02$aConsumer’s guide to auto repair costs.
a - Trẻ em trước tuổi đi học
Mã a cho biết tài liệu dành cho trẻ em trước tuổi đi học. (Trẻ em trước tuổi đến trường, nhưng không bao gồm trẻ mẫu giáo).
b - Học sinh tiểu học
Mã b cho biết tài liệu dành cho học sinh trong trường tiểu học, tới lớp 3.
c - Trung học cơ sở                        
Mã c cho biết tài liệu dành cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 8.
d - Trung học phổ thông
Mã d cho biết tài liệu dành cho học sinh em từ lớp 9 đến lớp 12.
e - Người lớn
Mã d cho biết tài liệu dành cho người lớn.
f - Chuyên gia
Mã f cho biết tài liệu dành hạn chế cho nhóm người đọc đặc biệt, và bản chất trình bày làm cho tài liệu ít được quan tâm bởi những người đọc khác. Thí dụ về tài liệu đựoc dùng mã f bao gồm: 1) Tài liệu kỹ thuật dành cho người đọc chuyên ngành, 2) Tài liệu dành cho một nhóm người đọc hạn chế, thí dụ, nhân viên trong một cơ quan.
 
008/22     f
245          10$aMARC for library use.
g - Đại chúng
Mã g cho biết tài liệu dành cho tất cả mọi người chứ không dành cho một nhóm người đọc cụ thể. Mã này được sử dụng với những tác phẩm trinh thám mà không được mã bằng một mã thích hợp khác.
 
008/22     g
245          10$aLetter from Peking: $ba novel.
j - Vị thành niên
Mã j cho biết tài liệu dành cho học sinh hoặc thanh thiếu niên độ tuổi 15 hoặc lớp 9. Mã này được sử dụng khi không yêu cầu có mã cụ thể hơn cho đối tượng sử dụng là thanh niên.
 
008/22     j
245   #0$aGrizzly bear $xJuvenile literature.
 
008/22     j
245   00$aSartuday morning heroes...
 

23      Hình thức tài liệu (006/06)

Mã chữ cái một ký tự cho biết hình thức của tài liệu. Ký tự lấp đầy có thể được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008, nhưng điều này không khuyến khích vì thông tin về hình thức tài liệu thường được dùng để tìm tin và phát hiện trùng lặp biểu ghi.
# - Không thuộc các dạng sau
Mã # cho biết tài liệu không thuộc một trong các mã được xác định dưới đây.
a - Vi phim
Mã a cho biết tài liệu là vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết tài liệu là vi phiếu.
 
008/23     b
300     ##$a1 vi phiếu; $c 10x15 cm.
c - Tấm mờ vi ảnh
Mã c cho biết tài liệu là tấm mờ vi ảnh.
d - Tài liệu in cỡ lớn
Mã d cho biết tài liệu dưới dạng in cỡ lớn.
 
008/23     d
250   ##$aLarge print ed.
f - Chữ Braille/chữ nổi
Mã f cho biết tài liệu ở dạng chữ nổi.
r - Tái bản in thông thường
Mã r cho biết tài liệu được tái bản dưới dạng in bình thường mắt thường đọc được, thí dụ một bản photocopy.
 
008/23     r
500   ##$aBản tái bản sao lại của lần xuất bản 1963.
s - Tài liệu điện tử
Mã s cho biết tài liệu chủ định để thao tác bằng máy tính. Tài liệu này có thể chứa trên các vật mang được truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong nhiều trường hợp  cần phải sử dụng các thiết bị ngoại vi gắn với máy tính (Như đầu đọc CD-ROM). Mã này không dùng cho các tài liệu không sử dụng máy tính (như đĩa nhạc, băng nhạc).
 

24 - 27  Bản chất nội dung (006/07-10)

Mã chữ cái một ký tự cho biết tài liệu chứa một số dạng tài liệu. Nhìn chung, mã đặc thù này chỉ được sử dụng nếu một phần lớn tài liệu là dạng tài liệu được biểu diễn bởi mã này. Thông tin cho các vị trí ký tự này thường được lấy từ phần khác của biểu ghi thư mục (như trường 245 (Thông tin nhan đề), 5XX các trường phụ chú, hoặc 6XX (Các trường tiêu đề bổ sung chủ đề). Có thể có tới bốn mã, theo trật tự chữ cái. Nếu sử dụng ít hơn bốn mã, các mã này phẳng lề trái và các vị trí không sử dụng sẽ chứa ký tự trống (#). Nếu có trên bốn mã thích hợp với tài liệu, thì chọn bốn mã quan trọng nhất. Nếu không có mã nào áp dụng, thì tất cả các vị trí ký tự chứa khoảng trống (####). Bốn ký tự lấp đầy (||||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
# - Không nêu rõ bản chất nội dung
Mã khoảng trống (#) cho biết bản chất nội dung của tài liệu không xác định. Khi khoảng trống (#) được sử dụng ở vị trí 008/24, sẽ có ba khoảng trống khác tiếp ở phía sau.
 
008/24     ####
245   14$aThe responsibilities of leadership / $c...
          [Bản chất nội dung không xác định cụ thể]
a - Tóm tắt
Mã a cho biết tài liệu chứa bài tóm tắt các xuất bản phẩm khác. Mã này không được sử dụng khi xuất bản phẩm chứa bài tóm tắt nội dung của chính nó.
b - Thư mục
Mã b cho biết một phần hay toàn bộ tài liệu là thư mục hoặc các thư mục. Mã này được sử dụng nếu thư mục đủ lớn đáng để đề cập đến trong biểu ghi thư mục. Chú ý: vì các thư mục được tính đến như một phần của định nghĩa mã n, nên mã b không được sử dụng khi mã n có mặt.
 
008/24     b###
500   ##$aThư mục: tr. 104-177.
c - Mục lục/catalo
Mã c cho biết tài liệu là mục lục/catalo. Mã này cũng bao gồm danh sách các đối tượng được sưu tập, như tem, tiền xu hoặc tờ giới thiệu, catalo thương mại. Với mục lục sách, băng ghi âm hoặc hình ảnh động, các mã b (Thư mục), mã k (Danh mục đĩa), q (Cảnh trong phim) được xác định với mã c.
d - Từ điển
Mã d cho biết tài liệu là từ điển, từ điển thuật ngữ hoặc từ điển địa lý. Chỉ mục/Phụ lục được mã hoá là Bảng tra (Mã i). Các từ điển tiểu sử chuyên khảo được mã hoá là tiểu sử được sưu tập (Mã c) trong vị trí 34 của trường 008 (Tiểu sử), không phải là mã từ điển ở đây.
 
008/24     d###
500   10$aTừ điển ngôn ngữ Kê bếch.
e - Bách khoa thư                
Mã e cho biết tài liệu là bách khoa thư hoặc nghiên cứu toàn diện về một chủ đề đặc biệt.
f - Sổ tay tra cứu
Mã f cho biết tài liệu là sổ tay tra cứu.
g - Các bài báo luật pháp
Mã g cho biết tài liệu chứa nhiều bài báo về các chủ đề luật pháp, như các bài được xuất bản trong tài liệu tổng quan của trường luật.
 
008/24     gl##
245   10$aLaw of the land interpreted: $bcompendium of contemporary law with analyses and commentary / $cedited by...
i - Chỉ mục/bảng tra
Mã f cho biết tài liệu là bảng tra/chỉ mục đến một tài liệu khác không phải là chính nó. Mã i không được sử dụng khi ấn phẩm chứa bảng tra của chính mình.
j - Sáng chế
Mã j cho biết tài liệu chứa mô tả chi tiết của sáng chế hoặc phát minh của một quá trình, máy móc, sản xuất, cấu tạo của một chất mới hoặc hữu ích, hoặc những cải tiến của các quá trình máy móc hoặc chất nói trên. Sáng chế có thể là một trong số các loại tài liệu sau: sáng chế hoặc tài liệu tương tự (như chứng nhận của người sáng chế), đăng ký sáng chế (đăng ký trong nước, nước ngoài, ưu tiên...)  hoặc sự tiếp tục/phân chia một trong các tài liệu nêu trên.
k - Danh mục đĩa (Discographies)
Mã k cho biết tài liệu trọn vẹn hay phần lớn của nó là danh mục đĩa hoặc thư mục các tài liệu ghi âm. Mã này chỉ được sử dụng khi phần danh mục đủ quan trọng để được trình bày trong biểu ghi thư mục này. Đối với danh mục đĩa cũng là mục lục , cả mã k và mã c được sử dụng.
 
008/24     bkq#
504   ##$aThư mục: tr. 80-84.
504   ##$aDanh mục đĩa: tr. 85-97.
504   ##$aDanh mục phim: tr. 98-101.
l - Văn bản pháp luật
Mã l cho biết tài liệu chứa toàn bộ hay một phần các văn bản luật của các cơ quan lập pháp được xuất bản thành đạo luật hoặc không. Mã l cũng được sử dụng khi tác phẩm chứa các điều khoản hoặc thể chế được ban hành bởi các cơ quan hành chính hoặc hành pháp.
m - Luận án
Mã m cho biết tài liệu là luận án, luận văn hoặc công trình được xem là được biên soạn đáp ứng yêu cầu để có chứng nhận hoặc công nhận trình độ khoa học, học vị.
n - Tổng quan tài liệu về một chủ đề
Mã n cho biết tài liệu là các tổng quan trọn vẹn tóm tắt những gì đã được xuất bản về một chủ đề, thường có danh sách tài liệu tham khảo trong nội dung của công trình hoặc thư mục. Ghi chú: Vì thư mục được xem là một phần của mã n, nên mã b (Thư mục) không được nhập vào khi mã n có mặt.
o - Tổng luận
Mã o cho biết tài liệu là tổng quan có phê phán các công trình đã được biên soạn hoặc xuất bản hoặc trình bày (như sách, phim, băng ghi âm, sân khấu).
p - Các văn bản lập trình
Mã p cho biết tài liệu là một văn bản lập trình (mã nguồn).
q - Thư mục phim
Mã q cho biết tài liệu trọn vẹn hay phần lớn của nó là danh mục phim. Mã này chỉ được sử dụng khi danh mục phim đủ quan trọng để có thể được đề cập đến trong biểu ghi thư mục. Đối với các danh mục phim cũng là catalo phim, thì cả hai mã q và c (Danh mục) cũng được sử dụng.
 
008/24     bkq#
504   ##$aThư mục: tr. 80-84.
504   ##$aDanh mục đĩa: tr. 85-97.
504   ##$aDanh mục phim: tr. 98-101.
r - Danh bạ
Mã r cho biết tài liệu là một danh bạ, danh sách cá nhân hoặc cơ quan. Các từ điển tiểu sử chuyên khảo được mã hoá theo tiểu sử được sưu tập (mã c) trong vị trí 34 của trường 008 (Tiểu sử), không phải là danh bạ.
s - Số liệu thống kê
Mã s cho biết tài liệu trọn vẹn hay phần lớn tài liệu là tập hợp dữ liệu thống kê về một chủ đề. Mã này không được sử dụng cho tác phẩm nói về phương pháp luận thống kê.
t - Báo cáo kỹ thuật
Mã t cho biết tài liệu chứa báo cáo kỹ thuật. Đây là tác phẩm là kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc phát triển kỹ thuật, thử nghiệm, đánh giá được trình bày dưới dạng phù hợp để phổ biến cho cán bộ kỹ thuật.
v - Các vụ kiện và tóm tắt các vụ kiện
Mã v cho biết tài liệu chứa các tranh tụng, như các phán xét của toà án của một phiên toà cụ thể, thời gian thụ lý vụ án hoặc cơ quan hành chính.
w - Báo cáo và tóm tắt về luật
Mã w cho biết tài liệu chứa các phán quyết của toà án hoặc cơ quan hành chính. Mã này cũng được sử dụng khi tác phẩm chứa nội dung tóm tắt các phán quyết này.
z - Hiệp ước
Mã z cho biết tài liệu là hiệp ước được thoả thuận bởi từ hai thành viên tham gia trở lên để giải quyết các vấn đề bất đồng, thiết lập quan hệ các quyền hợp pháp.
 

28      Xuất bản phẩm chính phủ (006/11)

Mã chữ cái một ký tự cho biết có phải tài liệu được xuất bản hay sản xuất bởi hoặc cho một cơ quan chính quyền quốc tế, quốc gia, bang, thành phố hoặc địa phương hoặc bởi bất kỳ một chi nhánh nào của các cơ quan này hay không. Mã này cũng mô tả cấp độ tài phán của cơ quan chính phủ đi cùng với tài liệu. Cơ quan chính phủ và tất cả các chi nhánh của nó được xử lý như là cơ quan chính phủ cho dù chúng được nhập làm tiêu đề như thế nào (tức là nhập vào dưới một pháp nhân hay không). Trong biểu ghi thư mục, tên cơ quan không nhất thiết phải được nhập vào tiêu đề chính hoặc tiêu đề bổ sung, nhưng nó có thể được đặt tên là nhà xuất bản, v.v. trong phạm vi xuất bản, phổ biến... hoặc là cơ quan yêu cầu tài liệu phải được xuất bản (thường là khi cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu). Khi không chắc chắn, thì xử lý tài liệu này là xuất bản phẩm chính phủ. Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này của trường 008.
 
Hướng dẫn cho một số loại ấn phẩm
Các nước xã hội chủ nghĩa - Vì mã hoá tất cả các loại tài liệu được xuất bản ở các nước xã hội chủ nghĩa là xuất bản phẩm chính phủ có thể hạn chế việc sử dụng tài liệu này, nên mã hoá chỉ sử dụng đối với cùng một loại cơ quan có thể được xem là cơ quan chính phủ trong các nước không phải xã hội chủ nghĩa. Khi mã hoá các tài liệu trong nhóm này, khi không chắc chắn thì xử lý tài liệu là xuất bản phẩm chính phủ.
Hai cấp - Nếu tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bằng cách phối hợp các cơ quan chính phủ ở hai cấp khác nhau, thì nhập mã cho mức cơ quan chính phủ cấp cao hơn
Các xuất bản phẩm cơ quan khoa học - ở Hoa Kỳ, tài liệu được xuất bản bởi các viện khoa học được xem là xuất bản phẩm chính phủ nếu viện khoa học này được thành lập và kiểm soát  bởi Chính phủ.
Các nhà xuất bản trường đại học - ở Hoa Kỳ, tài liệu được xuất bản bởi nhà xuất bản trường đại học được xem là xuất bản phẩm chính phủ nếu nhà xuất bản này được thành lập và kiểm soát bởi chính quyền (như các nhà xuất bản trường đại học của bang ở Hoa Kỳ).
# - Không phải xuất bản phẩm chính phủ
Mã # cho biết tài liệu không được xuất bản bởi hoặc dành cho cơ quan chính phủ.
 
08/28 #
110   2#$aInternational Comparative Literature Association.
 
08/28       #
260   #$aNew York: $bMacmillan, $c1983.
a - Bộ phận tự trị hoặc bán tự trị
Mã a cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan chính phủ thuộc bộ phận tự trị hoặc bán tự trị của đất nước.
 
08/28       a
110   1#$aSabah.
c - Nhiều địa phương
Mã c cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi cấp chính quyền của nhiều địa phương được định nghĩa là tập hợp pháp quyền khu vực dưới cấp bang.
 
08/28       c
110   2#$aHouston Independent School District.
f - Quốc gia/liên bang
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan cấp quốc gia hoặc liên bang (tức cơ quan quốc gia có chủ quyền, như Canađa). Mã f được sử dụng cho các chính phủ Anh, Wales, Scotland và Bắc Ailen. Mã f cũng được sử dụng cho các khu tự trị bộ lạc da đỏ Mỹ.
 
08/28 f
110   2#$aNational Agricultural Library.
i - Liên chính phủ/quốc tế
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một tổ chức quốc tế  hoặc liên chính phủ.
08/28 i
110   2#$aUnited Nations. $bSecretary-General.
l - Địa phương
Mã l cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho một cơ quan pháp quyền địa phương như hạt, thành phố, thị trấn...
 
08/28 l
110   2#$aMexico City (Mexico)
m - Nhiều bang
Mã m cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một tập hợp vùng các cơ quan pháp quyền địa phương như bang, thành phố, vùng lãnh thổ...
 
08/28       l
110   2#$aCouncil of State Governments.
o - Xuất bản phẩm chính phủ không xác định cấp
Mã o cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan chính phủ nhưng mức độ thẩm quyền không thể xác định.
s - Bang, thành phố, địa phương trực thuộc
Mã s cho biết cấp độ thẩm quyền của cơ quan chính phủ xuất bản hoặc sản xuất tài liệu là bang, thành phố, lãnh thổ hoặc các cơ quan pháp quyền độc lập khác.
 
08/28 s
110   1#$aVirginia. $bGovernor.
u - Không biết xuất bản phẩm có phải của chính phủ hay không
Mã u cho biết không biết tài liệu có được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho một cơ quan chính phủ hay không.
z - Khác
Mã z cho biết dạng xuất bản phẩm chính phủ không thuộc các mã đã xác định.
 

29 Xuất bản phẩm hội nghị (006/12)

Mã số một ký tự cho biết có phải công trình bao gồm các kỷ yếu, báo cáo hoặc tóm tắt hội nghị hay không. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008. Các dạng sau đây được xem là xuất bản phẩm hội nghị:
-        Kỷ yếu, gồm sưu tập hoặc sưu tập từng phần các bài tham luận (hoặc bài viết, tiểu luận.. dựa trên các bài báo) trình bày tại hội nghị hoặc hội thảo;
-        Sưu tập từng phần được định nghĩa là công trình có từ hai bài trở lên (hoặc bài viết, tiểu luận.. dựa trên các bài tham luận) trình bày tại hội nghị hoặc hội thảo;
-        Sưu tập các bản in lại các bài tham luận hội nghị.
Các dạng xuất bản phẩm sau đây không được xem là xuất bản phẩm hội nghị:
-        Các công trình chứa hoặc dựa trên một bài viết riêng lẻ;
-        Các bài trình bày của các cơ quan lập pháp;
-        Các giáo trình trong trường phổ thông (Trừ khi tiêu đề chính là tên của hội nghị).
0 - Không phải xuất bản phẩm hội nghị
Mã 0 cho biết tài liệu không phải là xuất bản phẩm hội nghị.
 
008/29     0
245   12$aA first course in physics / $cby Robert Andrew Millikan ...
1 - Xuất bản phẩm hội nghị
Mã 1 cho biết tài liệu là xuất bản phẩm hội nghị.
 
008/29     1
245   10$aProceeding of the Third Seminar on Quantum Gravity ...
 

30      Xuất bản phẩm kỷ niệm (006/13)

Mã dạng số một ký tự cho biết có phải công trình này là xuất bản phẩm kỷ niệm hay không. Xuất bản phẩm kỷ niệm được định nghĩa là một xuất bản phẩm bổ sung hoặc kỷ niệm thường dưới hình thức một sưu tập các bài luận, địa chỉ hoặc tiểu sử, hoặc các bài viết về tiểu sử, thư mục, khoa học. Nó thường bao gồm các công trình nghiên cứu được xuất bản để tưởng nhớ với sự tôn kính một người, một cơ quan, hoặc một hội, thường là vào dịp lễ kỷ niệm. Một xuất bản phẩm kỷ niệm thực sự thường viết về cá nhân, tập thể, hội  mà nó tưởng nhớ thể hiện trên các nguồn tin chính (Như trang tên). Tên của công trình này có thể có hoặc không có từ kỷ niệm. Các hướng dẫn cho biết tài liệu là xuất bản phẩm kỷ niệm có thể bao gồm: bài báo viết để tưởng nhớ, với sự tưởng nhớ, tưởng niệm (papers in honor of, in memory of, commenmorating,…) và các cụm từ tương đương bằng tiếng nước ngoài. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
0 - Không phải xuất bản phẩm kỷ niệm
Mã 0 cho biết tài liệu không phải là xuất bản phẩm kỷ niệm.
 
008/30     0
245   10$aEssay on nuclear physics.
1 - Xuất bản phẩm kỷ niệm
Mã 1 cho biết tài liệu là xuất bản phẩm kỷ niệm.
 
008/30     1
245   10$aFoundations of mathematics: $bsymposium papers commemorating the sixtieth birthday of Kurt Godel.
 
008/30     1
         245          10$aFestschrift to honor F. Wilbur Gingrich, lexicographer...
 

31      Bảng tra, chỉ mục (006/14)

Mã dạng số một ký tự cho biết tài liệu có chứa bảng tra cho nội dung của chính nó hay không. Thông tin về dữ liệu này có thể lấy từ một thông báo về bảng tra được nhập trong phần khác của biểu ghi thư mục (như nhan đề hoặc phụ chú). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
0 - Không có bảng tra
Mã 0 cho biết tài liệu này không chứa bảng tra tới nội dung của chính nó.
 
008/31     0
          [Không chỉ dẫn bảng tra trong dữ liệu thư mục]
1 - Có bảng tra
Mã 1 cho biết tài liệu chứa bảng tra tới nội dung của chính nó.
 
008/31     1
500   10$aCó bảng tra.
 
008/31     1
245   14$aThe corporate law of District of Columbia: $bannotated: with index/ $cby Frederick S. Tyler....
 

32      Không xác định (006/15)

Vị trí ký tự này không xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

33      Thể loại văn học (006/16)

Mã một ký tự cho biết thể loại văn học của tài liệu. Mã số 0 và 1 cung cấp dấu hiệu nhận dạng chung là tài liệu có phải là tiểu thuyết hư cấu hay không.  Các mã chữ cái có thể được sử dụng để xác định các thể loại văn học cụ thể. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
0 - Không phải là tiểu thuyết hư cấu (không nêu rõ)
Mã 0 cho biết tài liệu này không phải là tiểu thuyết hư cấu hoặc không nêu rõ thể loại.
 
008/33     0
100   1$aClarke, Mary, $d1923-
245   10$aBallet in art: $bfrom the Renaissance to the present ...
 
1 - Tiểu thuyết hư cấu
Mã 1 cho biết tài liệu là một tiểu thuyết hư cấu, nhưng dấu hiệu nhận dạng chi tiết không yêu cầu.
 
008/33     1
100   1#$aDalgliesh, Alica, $d1893-
245   14$aThe bears on Hemlock Mountainch..
650   #1$aBears $xFictions.
c - Truyện tranh hài hước
Mã c cho biết tài liệu là một truyện tranh hài hước.
d - Kịch
Mã d cho biết tài liệu là một kịch bản.
e - Văn xuôi
Mã e cho biết tài liệu là một bài luận.
f - Tiểu thuyết
Mã f cho biết tài liệu là tiểu thuyết.
h - Truyện cười, trào phúng
Mã h cho biết tài liệu là một truyện cười, truyện trào phúng hoặc thể loại tương tự.
i - Thư
Mã i cho biết tài liệu là một bức thư hoặc sưu tập các bức thư.
j - Truyện ngắn
Mã j cho biết tài liệu là một truyện ngắn hay sưu tập các truyện ngắn.
m - Thể loại hỗn hợp
Mã m cho biết tài liệu là tập hợp nhiều thể loại văn học khác nhau (như thơ, truyện ngắn).
p - Thơ
Mã p cho biết tài liệu là bài thơ hoặc sưu tập các bài thơ.
s - Bài diễn văn                                             
Mã s cho biết tài liệu là một bài diễn văn hay sưu tập các bài diễn văn.
u - Không biết thể loại
Mã u cho biết không biết thể loại văn học của tài liệu.
 

34      Tiểu sử (006/17)

Mã chữ cái một ký tự cho biết tài liệu có phải là tiểu sử hay không, nếu có, đặc điểm tiểu sử là gì. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
# - Không phải là tài liệu tiểu sử
Mã # cho biết tài liệu này không phải là tiểu sử hay tự thuật.
 
008/34     #
245   00$aDictionary of Russian verbs.
a - Tự thuật/tự truyện
Mã a cho biết tài liệu là một tác phẩm tự thuật.
b - Tiểu sử cá nhân
Mã b cho biết tài liệu là tiểu sử của một cá nhân.
 
008/34     b
100   1#$aDampenon, Philippe.
245   10$aMichel Sardou / $cpar Phlippe Dampenon.
c - Tiểu sử tập thể
Mã c cho biết tài liệu chứa tài liệu tiểu sử của từ hai cá nhân trở lên.
 
008/34     c
100   1#$aDampenon, Philippe.
245   10$aUnited States music: $bsources of bibliography and collective biography.
d - Chứa thông tin tiểu sử
Mã d cho biết tài liệu chứa thông tin tiểu sử của một cá nhân.
 
008/34     d
245   10$aCorrespondance inédite de Victor... $bprécédée d’une notice...
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Chữ hoa - Mã chữ cái được nhập vào bằng chữ thường.
Độ dài trường - Trường 008 phải luôn chứa 40 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/22 Đối tượng sử dụng
u                 Tài liệu học tập cho cấp 1 [Lỗi thời] [Chỉ với CAN/MARC]
v                 Tài liệu học tập cho cấp 2 [Lỗi thời] [Chỉ với CAN/MARC]
Trước khi định nghĩa mã g năm 1995, chỉ có các mã khoảng trống (#) và j được sử dụng trong USMARC.
 
008/23 Hình thức tư liệu
#                 Không thuộc các loại sau [Định nghĩa lại]
g                 Băng giấy đục lỗ [Lỗi thời]
h                 Băng từ [Lỗi thời]
i                  Đa phương tiện [Lỗi thời]
z                 Hình thức tái bản khác [Lỗi thời]
Mã # (Không phải là một phiên bản) đã được định nghĩa lại năm 1987 khi đó trọng tâm của vị trí 23 của trường 008 đã thay đổi. Các mã khác đã lỗi thời năm 1987 khi mã vị trí 23 của trường 008 (Hình thức mã phiên bản) được định nghĩa lại là thông tin về vật mang của tài liệu hơn là các phiên bản thư mục.
 
008/24-27 Bản chất nội dung
h                 Sách tra cứu [Lỗi thời] [Chỉ với USMARC]
k                 Các tiêu chuẩn chính thức [Định nghĩa lại, 1997] [Chỉ với    CAN/MARC]
q                 Các bài kiểm tra [Định nghĩa lại, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
x                 Các báo cáo kỹ thuật [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
y                 Niên giám [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
3                 Danh mục đĩa [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
4                 Danh mục phim [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với CAN/MARC]
Trước năm 1979, sách tra cứu đã được định nghĩa bởi mã h; hiện nay dùng là mã f. Trước năm 1987, danh mục đĩa được định nghĩa bởi mã b.
 
008/28       Xuất bản phẩm chính phủ
n                 Xuất bản phẩm chính phủ-cấp không xác định [Lỗi thời]
Trước năm 1979, cấp không xác định được định nghiã bởi mã n; hiện nay dùng mã o.
 
008/32 Tiêu đề chính trong nội dung biểu ghi [Lỗi thời]
Định nghĩa này đã lỗi thời năm 1990. Các mã đã được định nghĩa là: 0 (Tiêu đề chính không ở trong nội dung tiêu đề), 1 (Tiêu đề chính trong nội dung tiêu đề).
 
008/33       Thể loại văn học
#                 Không phải là tiểu thuyết hư cấu [Lỗi thời, 1997] [Chỉ với     CAN/MARC]
Trước khi định nghĩa lại các mã 11 mới và đổi tên của vị trí ký tự này thành thể loại văn học năm 1997, chỉ có các mã chung 0 (Không phải tiểu thuyết hư cấu) và 1 (Tiểu thuyết hư cấu) được sử dụng trong USMARC.

008   TỆP TIN (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Các mã về tệp tin của trường 008/18-34 được sử dụng khi vị trí Đầu biểu/06 (Dạng biểu ghi) chứa mã m. Các vị trí 01-17 và 35-39 của trường 008 được định nghĩa giống nhau trong toàn bộ trường 008 và được mô tả trong Phần 008 - Tất cả các tài liệu.
Các vị trí 18-34 của trường 008 tương ứng với các phần tử dữ liệu được định nghĩa theo vị trí tương đương trong trường 008/01-17 khi vị trí 00 của trường 006 (Dạng tài liệu) chứa mã m (Tệp tin). Chi tiết về các mã cụ thể được định nghĩa cho các vị trí ký tự tương ứng trong trường 006 và 008 đối với các tệp tin được nêu trong phần Hướng dẫn áp dụng các định danh nội dung của trường 008-Các tệp tin.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18-21 Không xác định (006/01-04)

Bốn vị trí ký tự này không xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

22 Đối tượng sử dụng (006/05)

Mã chữ cái một ký tự cho biết đối tượng sử dụng mà tài liệu hướng tới. Nó được sử dụng trước hết cho các tài liệu là tệp tin đào tạo. Khi tài liệu có nội dung dữ kiện (số) được xem là thích hợp cho từ hai đối tượng sử dụng trở lên, mã được nhập cho đối tượng sử dụng chủ yếu. Ký tự lấp đầy (|) được dùng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
Khi biểu ghi có cả hai thông tin về cấp đọc và tuổi quan tâm hoặc cấp quan tâm trong trường 521 (Phụ chú đối tượng sử dụng), thì vị trí 22 của trường 008 được mã hoá dựa trên thông tin về cấp hoặc tuổi.
# - Không xác định hoặc không nêu rõ
Mã # cho biết đối tượng sử dụng mà tài liệu hướng tới là không biết hoặc không nêu rõ.
 
008/22     #
245   10$aMacPoint $h[tệp tin] / $cwriten by Bill Atkinson
a - Trẻ em trước tuổi đến trường
Mã a cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là trẻ em trước tuổi đến trường (trẻ em chưa đi học, nhưng không gồm nhà trẻ).
 
008/22     a
245   10$aSesame street letters for you $h[tệp tin].
b - Học sinh tiểu học
Mã b cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là trẻ em từ độ tuổi nhà trẻ đến lớp 3.
 
008/22     b
245   10$aAlphabet zoo $h[tệp tin].
c - Trung học cơ sở
Mã c cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là học sinh từ lớp 4 đến lớp 8.
 
008/22     c
245   10$aEating for good health $h[tệp tin]/ $cwriten by Del Surette.
d - Trung học phổ thông
Mã d cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
 
008/22     d
245   10$aBumble plot $h[tệp tin] / $cby Leslie Grimm; artist, Corinne.
e - Người lớn
Mã e cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là người lớn.
 
008/22     e
245   00$aMaln Tax 1985 $h[tệp tin] / $cdeveloped by Micheal W. Morgan...
f - Chuyên gia
Mã f cho biết đối tượng sử dụng tài liệu dùng cho nhóm hẹp các đối tượng sử dụng nào đó và bản chất trình bày làm cho tài liệu ít được quan tâm bởi nhóm đối tượng khác. Thí dụ tài liệu được mã hoá bởi f gồm: 1).Phần mềm kỹ thuật dành cho các chuyên gia và 2). Tài liệu dành cho một số ít người đọc, như nhân viên của một cơ quan.
 
008/22     f
00$aDimentional analysis $h[tệp tin]: $bengineering software...
g - Đại chúng
Mã g cho biết tài liệu dành cho mối quan tâm chung không dành riêng cho đối tượng sử dụng có trình độ kiến thức đặc biệt. Mã này được dùng cho các tác phẩm hư cấu mà không sử dụng mã nào thích hợp hơn.
 
008/22     g
245   00$a[Lode runner] $h[tệp tin].
j - Vị thành niên
Mã j cho biết đối tượng sử dụng tài liệu trẻ em và thanh niên ở lứa tuổi 15 tuổi hoặc lớp 9. Mã này được sử dụng khi không muốn mã cụ thể hơn cho đối tượng sử dụng là vị thành niên.
 
008/22     j
245   00$aEasy color paint $h[tệp tin].
 

23 - 25  Không xác định (006/09)

Ba vị trí ký tự này không xác dịnh; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

26   Loại tệp tin (006/09)

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại nguồn tin điện tử được mô tả. Loại của nguồn tin điện tử cụ thể được mô tả nội dung trường 516 (Phụ chú loại tệp tin/dữ liệu). Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này.
a - Dữ liệu số
Mã a cho biết rằng nguồn dữ liệu hầu hết chứa số hoặc trình bày dưới dạng số, như các biểu ghi chứa thông tin về điểm thi của sinh viên, thông tin về số liệu thống kê của đội bóng đá... Thông tin này là những số liệu điều tra gốc và hoặc thông tin được tóm tắt hoặc xử lý bằng thống kê.
 
008/26     a
516   ##$aDữ liệu số
b - Chương trình máy tính
Mã b cho biết rằng nguồn dữ liệu hầu hết chứa một tập có thứ tự các lệnh hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác cơ bản và nhận biết thông tin và các cơ chế cần thiết. Loại này bao gồm chương trình trò chơi,  phần mềm máy tính và mô hình máy tính. Một số loại chương trình máy tính (trò chơi, font chữ...) được nhận dạng bằng các mã riêng trong vị trí ký tự này.
 
008/26     b
516   ##$aChương trình máy tính
c - Trình bày
Mã c cho biết rằng nguồn dữ liệu điện tử chứa dữ liệu đồ hoạ có thể thao tác kết hợp với các dạng tệp khác để tạo ra các mẫu đồ hoạ có thể sử dụng để giải thích hoặc nêu ý nghĩa thông tin. Nó không bao gồm tài liệu dưới dạng ảnh.
 
008/26     c
516   ##$aDữ liệu đồ hoạ (Bản vẽ kiến trúc)
d - Tài liệu
Mã d cho biết rằng nguồn dữ liệu là văn bản, chứa phần lớn thông tin dạng chữ cái (từ hoặc câu) được chuyển thành dạng mã hoá có thể xử lý, sắp xếp, thao tác bằng máy và tìm theo nhiều hình thức khác nhau. Nó gồm các tài liệu ngôn ngữ được tổ chức dưới dạng văn bản, dù được biểu diễn dưới dạng ASCII hay dữ liệu ảnh. Nó bao gồm cả thuộc tính thư mục đơn lẻ lẫn tập hợp các thư mục. Các tài liệu mà mục tiêu là văn bản, kể cả khi có phần mềm tìm tin, cũng được mã hoá ở đây.
 
008/26     d
516   ##$aVăn bản (Báo cáo và phân tích luật)
e - Dữ liệu thư mục
Mã e cho biết rằng nguồn tin điện tử chứa dữ liệu với trích dẫn thư mục. Dữ liệu này bao gồm mục lục thư viện hoặc cơ sở dữ liệu trích dẫn. Dữ liệu này có thể có cấu trúc hoặc không có cấu trúc. Phần mềm tìm tin có thể có mặt, nhưng mục đích của biểu ghi là mô tả nội dung dữ liệu thư mục hoặc cơ sở dữ liệu thư mục, hơn là mô tả hệ thống hay dịch vụ trực tuyến.
 
008/26     e
516   ##$aMục lục thư viện
f -Phông chữ
Mã f cho biết nguồn tin điện tử chứa thông tin cho máy tính để tạo ra phông chữ.
 
008/26     f
516   ##$aPhông chữ (Bitmap và PostScript)
g - Trò chơi
Mã g cho biết nguồn tin điện tử là trò chơi với mục đích giải trí hoặc đào tạo. Các trò chơi thường bao gồm văn bản và phần mềm. Trò chơi video cũng được xếp vào đây.
 
008/26     g
516   ##$aTrò chơi máy tính
h - Âm thanh
Mã h cho biết nguồn tin điện tử chứa dữ liệu âm thanh mã hoá sản xuất được bằng máy tính.
 
008/26     h
516   ##$aDữ liệu âm thanh (Tệp tin âm thanh số hoá)
i - Đa phương tiện tương tác
Mã i cho biết nguồn tin điện tử được mô tả trong biểu ghi hỗ trợ cho việc tương tác nhờ việc thao tác nhiều loại vật mang khác nhau (audio, video..). Đa phương tiện tương tác thường cung cấp cho người dùng mức độ kiểm soát cao hơn, nhiều khi cho phép tương tác đối thoại với máy tính và dữ liệu.
j - Hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến
Mã j cho biết biểu ghi này dành cho hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến  có thể chứa thông tin không phải thư mục. Hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến hỗ trợ tương tác người dùng nhờ hệ thống. Nếu trọng tâm của biểu ghi là mô tả bản thân hệ thống, với nội dung của cơ sở dữ liệu có trong nó, thì hệ thống được mã hoá với mã này. Nếu nguồn tin là một tệp trực tuyến trong đó hệ thống được mô tả ngẫu nhiên, thì hệ thống này được mô tả thành loại khác. Thí dụ về hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến là: hệ thống thư viện trực tuyến (gồm nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau), các site FTP, toà soạn bản tin điện tử, trung tâm  thông tin mạng.
 
008/26     j
516   ##$aHệ  thống thông tin trường học
m - Tổ hợp
Mã m được sử dụng khi tài liệu là tổ hợp của từ hai loại tệp tin nêu trên trở lên.
 
008/26     m
516   ##$aChương trình máy tính và tệp văn bản
u - Không biết
Mã u cho biết dạng tệp tin là không biết.
 
008/26     u
z - Khác
Mã z cho biết dạng tệp không thuộc vào các mã đã định nghĩa.
 
008/26     z
516   ##$aDanh sách gửi thư
 

27   Không xác định (006/10)

Vị trí ký tự này không xác định; nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

28   Xuất bản phẩm chính phủ (006/11)

Mã chữ cái một ký tự cho biết có phải tệp tin được xuất bản hay sản xuất bởi hoặc cho một cơ quan quốc tế, quốc gia, thành phố, bang hay chính quyền địa phương hay không (bao gồm cả mọi hình thức cơ quan liên chính phủ) hoặc bởi một chi nhánh của cơ quan chính phủ. Mã này cũng mô tả mức độ pháp lý của cơ quan chính phủ liên quan đến tài liệu. Cơ quan chính phủ và tất cả các chi nhánh của nó được xử lý là cơ quan chính phủ cho dù chúng được nhập vào biểu ghi theo dạng tiêu đề nào (thí dụ nhập vào mục thẩm quyền pháp lý hay không). Trong biểu ghi thư mục, cơ quan này không nhất thiết phải là tiêu đề chính hay tiêu đề bổ sung, nhưng nó có thể được đặt tên như cơ quan xuất bản,.. khi xuất bản, phổ biến.. phạm vi hoặc là cơ quan yêu cầu tài liệu phải được xuất bản (thường được suy ra khi cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung của tác phẩm). Khi ngờ vực, tài liệu được xử lý là xuất bản phẩm chính phủ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này của trường 008.
 
Hướng dẫn cho một số dạng ấn phẩm
Các nước xã hội chủ nghĩa-Vì nếu mã hóa tất cả các loại tài liệu được xuất bản ở các nước xã hội chủ nghĩa là ấn phẩm của chính phủ có thể hạn chế việc sử dụng phần tử này, nên việc mã hoá chỉ sử dụng đối với cùng một loại cơ quan có thể được xem là cơ quan chính phủ ở các nước không phải xã hội chủ nghĩa. Khi mã các tài liệu trong nhóm này, khi không chắc chắn, xử lý tài liệu như xuất bản phẩm chính phủ.
Hai cấp-Nếu tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất phối hợp với cơ quan chính phủ ở hai cấp khác nhau, thì nhập mã cho mức cơ quan chính phủ cấp cao hơn.
Xuất bản phẩm viện khoa học-ở Hoa Kỳ, tài liệu được xuất bản bởi các viện khoa học được xem là xuất bản phẩm chính phủ nếu viện khoa học này được thành lập và kiểm soát  bởi chính quyền.
Nhà xuất bản trường đại học-ở Hoa Kỳ, tài liệu được xuất bản bởi nhà xuất bản trường đại học được xem là xuất bản phẩm của chính phủ nếu nhà xuất bản này được thành lập và kiểm soát bởi chính quyền (như các nhà xuất bản trường đại học của bang ở Hoa Kỳ).
# - Không phải xuất bản phẩm chính phủ
Mã khoảng trống (#) cho biết tài liệu không được xuất bản bởi hoặc dành cho cơ quan chính phủ.
 
08/28       #
110   2#$aSentinel Software Ltd.
 
08/28       #
130   0#$aMs. Pac-Man.
a - Bộ phận tự trị hoặc bán tự trị
Mã a cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan chính phủ thuộc bộ phận tự trị hoặc bán tự trị của đất nước.
 
08/28       a
110   1#$aSabah.
c - Nhiều địa phương
Mã c cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi chính quyền của nhiều dịa phương được định nghĩa là tập hợp pháp quyền khu vực dưới cấp bang.
 
08/28       c
110   2#$aHouston Independent School District.
f - Quốc gia/liên bang
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan nhà nước quốc gia hoặc liên bang, như quốc gia có chủ quyền như Canađa. Mã f cũng được sử dụng cho các chính phủ Anh, Wales, Scotland và Bắc Ailen. Mã f cũng được sử dụng cho các nhóm khu tự trị bộ lạc da đỏ Mỹ.
 
08/28       f
110   2#$aCentre national de la recherche scientifique (France)
i - Liên chính phủ/quốc tế
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một tổ chức quốc tế  hoặc liên chính phủ.
 
08/28       i
110   2#$aUnesco.
l - Địa phương
Mã l cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan pháp quyền địa phương như hạt, thành phố, thị trấn...
 
08/28       l
110   2#$aSchiedam (Netherlands)
m - Nhiều bang
Mã m cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một tập hợp các cơ quan pháp quyền địa phương như hạt, thành phố, thị trấn...
 
08/28       m
110   2#$aCouncil of State Governments.
o - Xuất bản phẩm chính phủ không xác định cấp
Mã o cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi một cơ quan chính phủ nhưng cấp độ không thể xác định.
s - Bang, thành phố, địa phương trực thuộc
Mã s cho biết cấp độ của cơ quan chính phủ xuất bản hoặc sản xuất tài liệu là bang, thành phố hoặc vùng lãnh thổ..
 
08/28       s
110   1#$aVirginia. $bDivision of Motor Vehicles.
u - Không biết xuất bản phẩm có phải của chính phủ hay không
Mã u cho biết không biết tài liệu có được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho một cơ quan chính phủ hay không.
z - Khác
Mã z cho biết dạng xuất bản phẩm chính phủ không thuộc các mã đã xác định.
 

29-34   Không xác định (006/12-17)

Sáu vị trí ký tự này không xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Chữ hoa-Mã chữ cái được nhập vào bằng chữ thường.
Độ dài trường-Trường 008 phải luôn chứa 40 vị trí ký tự.

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/18       Định kỳ [Lỗi thời]
Định nghĩa này đã lỗi thời năm 1995. Các mã được định nghĩa là: # (Không xác định được định kỳ), a (Hàng năm), b (Hai tháng một kỳ), c (Tuần hai số), d (Hàng ngày), e (Hai tuần một số), f (Một năm hai số), g (Hai năm một số), h (Ba năm một số), i (Ba số một tuần), j (Ba số một tháng), m (Hàng tháng), n (Không sử dụng), q (Hàng quý), s (Tháng hai số), t (Ba số một năm), u (Không biết định kỳ), w (Hàng tuần),  z (Khác). Đối với các tệp máy tính xuất bản định kỳ, định kỳ có thể được mã hoá trong trường 006/01 dành cho ấn phẩm định kỳ.
008/19       Tính đều kỳ [Lỗi thời]
Định nghĩa này đã lỗi thời năm 1995. Các mã đã được định nghĩa là: # (Không áp dụng), n (Không đều kỳ được chuẩn hoá), r (Đều kỳ), x (Không đều kỳ hoàn toàn), u (Không biết). Đối với các tệp máy tính được xuất bản tiếp tục, tính đều kỳ được mã hoá trong trường 006/02 dành cho ấn phẩm tiếp tục.
008/22       Đối tượng sử dụng [Chỉ với USMARC]
Trước khi định nghĩa phần tử dữ liệu này năm 1998, không có phần tử dữ liệu này đã không được định nghĩa. Trước năm 1993, khi mã j (người dùng là vị thành niên) được định nghĩa, tài liệu cho vị thành niên chỉ được xác định bởi mã a (Trước tuổi đi học), b (Tiểu học), c (Trung học cơ sở).
008/27       Loại máy tính [Lỗi thời]
Định nghĩa này đã lỗi thời năm 1989. Các mã đã được định nghĩa là: # (Đọc được bằng máy tính), z (Khác).

008   BẢN ĐỒ (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Định nghĩa bản đồ của trường 008/18-34 được sử dụng khi Đầu biểu/06 (Loại biểu ghi) chứa mã e (Tài liệu bản đồ) hoặc f (Tài liệu bản thảo bản đồ). Các vị trí trường 008 từ 01-17 và 35-39 được xác định giống như ở tất cả các trường 008 và được mô tả trong phần - tất cả các loại tài liệu 008.
Các vị trí ký tự của trường 008/18-34 tương ứng với các vị trí ký tự ở trường 006/01-17 khi trường 006/00 (Loại tài liệu) chứa mã e (tài liệu bản đồ) hoặc mã f (tài liệu bản thảo bản đồ). Các chi tiết về các mã đặc thù được xác định cho các vị trí ký tự tương ứng trong trường 006 và 008 đối với bản đồ được cung cấp trong phần Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung của trường 008- Bản đồ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18-21   Địa hình (006/01-04)

Mã chữ cái một ký tự cho biết kiểu địa hình thể hiện trên bản đồ. Các mã được sử dụng trong trường này chỉ cho biết dạng địa hình chung nhất tìm thấy trên bản đồ và thường được lấy từ thông tin có trong trường 500 (Phụ chú chung). Có thể nhập đến bốn mã. Các mã được ghi theo thứ tự quan trọng của chúng trên bản đồ đang được mô tả. Mã về khía cạnh địa hình là quan trọng nhất được ghi đầu tiên. Nếu có ít hơn bốn mã được xác định thì các mã vị trí chưa xác định và không sử dụng sẽ chứa dấu trống (#). Nếu có nhiều hơn bốn mã phù hợp cho bản đồ thì chỉ ghi bốn mã quan trọng nhất. Bốn ký tự lấp đầy (||||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá các vị trí ký tự này.
# - Không thể hiện địa hình
Mã # cho biết là không có chỉ dẫn về địa hình trên bản đồ.
 
008/18-21           ####
[Không có trường phụ chú]
a - Đường bình độ
Mã a cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng các đường bình độ.
 
008/18-21           ae##
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng đường bình độ. Độ sâu thể hiện bằng đường đẳng sâu
b - Vờn bóng
Mã b cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng cách vờn bóng (nói chung là đơn mầu).
 
008/18-21           b###
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng cách vờn bóng
c - Thang mầu độ cao và độ sâu
Mã c cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng thang mầu độ cao và độ sâu.
 
008/18-21           c###
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng thang màu
d - Nét chải
Mã d cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng nét chải (đường ngắn có hướng theo độ nghiêng lớn nhất)
 
008/18-21           dg##
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng các nét chải
e - Độ sâu/đường đẳng sâu
Mã e cho biết địa hình dưới nước (độ sâu) trên bản đồ được thể hiện bằng đường đẳng sâu và điểm độ sâu.
 
008/18-21           e###
500   ##$aĐộ sâu thể hiện bằng các đường đẳng sâu
f - Các đường đặc trưng
Mã f cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng các đường đặc trưng.
 
008/18-21           f###
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng các đường hình thức
g - Điểm độ cao
Mã f cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng các điểm độ cao.
 
008/18-21           g###
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng các điểm độ cao
i - Có hình ảnh minh hoạ
Mã f cho biết dáng đất và các đặc trưng địa hình khác được thể hiện vị trí mặt bằng chính xác bằng ký hiệu hình ảnh minh họa mô tả hình thể theo cách nhìn nghiêng.
 
008/18-21           i###
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng ảnh
j - Dáng đất
Mã j cho biết địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng dáng đất.
 
008/18-21           jg##
500   ##$aĐịa hình thể hiện bằng các kiểu đất và độ cao
k - Độ sâu/đường đẳng sâu
Mã k cho biết địa hình dưới nước (độ sâu) trên bản đồ được thể hiện bằng đường đẳng sâu (đường có độ sâu bằng nhau).
 
008/18-21           kb##
500   ##$aĐộ sâu thể hiện bằng các đường đẳng sâu. Địa hình thể hiện bằng
m - Vách đá
Mã m cho biết địa hình trên bản đồ là vách đá .
z - Khác
Mã z cho biết kiểu địa hình không thuộc loại địa hình kể trên.
 

22- 23 Lưới chiếu (006/05-06)

Mã chữ cái hai ký tự cho biết lưới chiếu được sử dụng trong sản xuất bản đồ. Các lưới chiếu đã được kể tên không được mô tả trong tài liệu này. Tên lưới chiếu đã xác định mã phù hợp với 008/22-23. Nguồn tham khảo bản đồ có thể tham vấn ở phần giải thích chi tiết hơn về các lưới chiếu chuyên dụng. Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá các vị trí ký tự này.
## - Không xác định lưới chiếu
Mã ## cho biết không có lưới chiếu nào được xác định trên bản đồ. Mã này được sử dụng cho hầu hết các bản đồ hình cầu.
au - Lưới chiếu phương vị, không xác định được loại
Mã au cho biết đây là lưới chiếu phương vị nhưng không biết loại lưới chiếu phương vị gì.
az - Lưới chiếu phương vị, loại khác
Mã az cho biết lưới chiếu phương vị không thuộc loại lưới chiếu phương vị đã được mã hoá .
bu - Lưới chiếu trụ, không xác định loại
Mã bu cho biết đây là lưới chiếu trụ nhưng không biết lưới chiếu trụ loại gì.
bz - Lưới chiếu trụ, loại khác
Mã bz cho biết lưới chiếu trụ không thuộc loại lưới chiếu trụ đã được mã hoá.
cu - Lưới chiếu nón, không xác định loại
Mã cu cho biết đây là lưới chiếu trụ nhưng không biết lưới chiếu nón loại gì.
cz - Lưới chiếu nón, loại khác
Mã cz cho biết đây là lưới chiếu nón không thuộc loại lưới chiếu nón đã được mã hoá .
zz - Khác
Mã zz cho biết lưới chiếu không thuộc loại lưới chiếu đã được mã hoá .
 

24   Không xác định

Vị trí ký tự này không được xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

25  Loại bản đồ

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu bản đồ đang được mô tả. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này.
a - Bản đồ tờ rời
Mã a cho biết biểu ghi mô tả một bản đồ tờ rời.
 
008/25     a
300   ##$a1 bản đồ: $bmàu. ; $c10 x 40 cm.
b - Tập bản đồ (Bản đồ tùng thư)
Mã b cho biết biểu ghi mô tả một tập bản đồ. Tập bản đồ là tập hợp nhiều bản đồ liên quan nhưng riêng biệt về vật lý và nhận dạng thư mục do cơ quan xuất bản hoặc cơ quan phát hành lập ra thành một nhóm riêng. Mã này không dùng cho các tập atlát (atlát tùng thư).
 
008/25     b
300   ##$a50 bản đồ : $b2 màu. ; $c40 x 25 cm.
c - Bản đồ xuất bản nhiều kỳ
Mã c cho biết biểu ghi mô tả bản đồ xuất bản nhiều kỳ. Tập bản đồ xuất bản nhiều kỳ là xuất bản phẩm được xuất bản liên tục mang định danh bằng số hoặc thời gian. Đối với atlat xuất bản nhiều kỳ sẽ sử dụng mã e.
 
008/25     c
300   ##$a bản đồ : $bmàu. ; $c20 x 60 cm., trên các tấm kích thước 25 x 65 cm.
          [Ba khoảng trống trong trường con $aDành cho một tập chưa hoàn chỉnh]
315   ##$aHàng quý
d - Bản đồ hình cầu
Mã d cho biết biểu ghi mô tả một quả địa cầu.
 
008/25     d
300   ##$a1 bản đồ hình cầu : $bmàu.; chất dẻo, gắn trên đế kim loại; $c đường kính 70cm.
e - Atlát
Mã e cho biết biểu ghi mô tả một atlas, bao gồm tập atlas và atlas xuất bản nhiều kỳ.
 
008/25     e
300   ##$a1 atlát (288 tr.) : $bchủ yếu là bản đồ màu ; $c38 cm.
 
f - Bản đồ là phụ trương rời của tài liệu
Mã f cho biết bản đồ là phụ trương cho tài liệu. Tác phẩm này không phải là tài liệu bản đồ.
 
g - Bản đồ là một phần của tài liệu khác
Mã g cho biết bản đồ là một phần của tác phẩm. Tác phẩm này không phải là tài liệu bản đồ.
u - Không biết
Mã u cho biết loại của tài liệu bản đồ không xác định.
z - Khác
Mã z được dùng để cho biết loại tài liệu bản đồ không thuộc loại đã được mã hoá.
 

26-27 Không xác định (006/09 - 10)

Vị trí hai ký tự này không được xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

28  Xuất bản phẩm chính phủ (006/11)

Mã chữ cái một ký tự cho biết bản đồ có phải là được xuất bản hoặc sản xuất bởi một tổ chức quốc tế, quốc gia, tỉnh, bang hay chính quyền địa phương hoặc bởi các đơn vị trực thuộc của các tổ chức trên không. Một cơ quan chính phủ và tất cả các cơ quan trực thuộc được coi như cơ quan chính phủ có thể được đưa vào làm tiêu đề (có nghĩa là tiêu đề dưới tên pháp nhân hoặc không). Trong biểu ghi thư mục, tổ chức không cần phải là tiêu đề chính hoặc tiêu đề bổ sung, nhưng phải được ghi như nhà xuất bản,... trong lĩnh vực xuất bản, phân phối,  hoặc bản đồ sẽ được xuất bản (thường đạt được khi cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung của bản đồ). Khi còn nghi ngờ (không chắc chắn), xử lý bản đồ như xuất bản phẩm chính phủ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này.
Hướng dẫn đối với một số loại xuất bản phẩm
Các nước xã hội chủ nghĩa- Khi mã hoá tất cả các xuất bản phẩm xuất bản ở các nước xã hội chủ nghĩa như là xuất bản phẩm chính phủ sẽ được hạn chế độ hữu ích của yếu tố này. Mã hoá sẽ chỉ được sử dụng cho cùng loại cơ quan được coi là cơ quan chính phủ ở nước không xã hội chủ nghĩa. Khi mã hoá các tài liệu trong trường hợp này, khi nghi ngờ, xử lý tài liệu như là xuất bản phẩm chính phủ.
Hai cấp- Nếu tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất đồng thời bởi các tổ chức chính phủ ở hai cấp khác nhau, ghi mã dành cho tổ chức chính phủ cấp hơn.
Các xuất bản phẩm của cơ quan khoa học - ở Hoa Kỳ các tài liệu được xuất bản bởi các viện nghiên cứu được coi là xuất bản phẩm chính phủ nếu các viện nghiên cứu này được thành lập hoặc kiểm soát bởi chính phủ.
Các nhà in của trường đại học - ở Hoa Kỳ các tài liệu được xuất bản bởi các nhà in của trường đại học được coi là xuất bản phẩm chính phủ nếu nhà in này thành lập hoặc kiểm soát bởi chính phủ (thí dụ, các nhà in đại học quốc gia ở Hoa Kỳ).
# - Không phải xuất bản phẩm chính phủ
Mã # cho biết tài liệu không được xuất bản bởi hoặc cho tổ chức chính phủ.
 
008/28                 #
110   2#$aRand McNally.
 
008/28                 #
260   ##$aNew York : $bMacmillan, $c1983.
a - Khu tự trị hoặc bán tự trị
Mã a cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức chính phủ của khu tự trị hoặc bán tự trị.
 
008/28                 a
110   1#$aSabah.
c - Nhiều địa phương
Mã c cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho chính quyền đa địa phương được xác định như phối hợp vùng của các địa phương dưới bang.
 
008/28                 c
110   2#$aHouston Independent School District.
f - Liên bang/quốc gia
Mã e cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức chính phủ liên bang hoặc quốc gia, thí dụ, quốc gia toàn quyền như Canađa. Mã f được sử dụng cho các nước Anh, Xứ Uên, Scốtlan và Bắc Ailen. Mã f cũng được sử dụng cho các nhóm khu tự trị chủ tộc da đỏ ở Mỹ.
 
008/28                 f
110   2#$aServicio Geológico National (Argentina)
i - Liên chính phủ quốc tế
Mã i cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức liên chính phủ quốc tế.
l - Địa phương
Mã lcho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương như hạt, thành phố, thị trấn, v.v.
m - Nhiều địa phương
Mã l cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức hành chính vùng ở mức bang, tỉnh, vùng lãnh thổ, v.v…
o - Xuất bản phẩm chính phủ - cấp không xác định
Mã o cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức nhà nước nhưng không xác định được cấp của cơ quan hành chính.
s - Bang, tỉnh, vùng lãnh thổ, đơn vị phụ thuộc...
Mã s cho biết mức độ hành chính của tổ chức chính phủ là bang, tỉnh, vùng lãnh thổ..
u - Không biết nếu tài liệu là xuất bản phẩm chính phủ
Mã u cho biết tài liệu được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho tổ chức nhà nước hay không là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên là phù hợp để mã hoá tài liệu này.
 

29   Hình thức vật lý của bản đồ (006/12)

Mã chữ cái một ký tự cho biết hình thức vật lý của bản đồ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không thuộc loại nào sau đây
Mã # cho biết hình thức vật lý của bản đồ không thuộc mã nào sau đây.
a - Vi phim
Mã a cho biết bản đồ là vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết bản đồ là vi phiếu.
c - Vi phiếu mờ
Mã c cho biết bản đồ là vi phiếu mờ.
d - In khổ lớn
Mã d cho biết bản đồ được in khổ lớn.
f - chữ nổi
Mã f cho biết bản đồ chữ nổi.
r - chế bản in thông thường
Mã r cho biết bản đồ được in thông thường như bản photocopy.
s - Điện tử
Mã s cho biết bản đồ được sản xuất bằng máy tính. Bản đồ có thể được truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi phải sử dụng ổ đĩa từ tính kèm theo máy tính (thí dụ CD-ROM). Mã này không dùng cho các bản đồ không yêu cầu sử dụng máy tính (thí dụ đĩa quang âm nhạc, đĩa video).
 

30  Không xác định (006/13)

Vị trí ký tự này không được xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|)
 

31   Bảng tra /chỉ mục (006/14)

Mã chữ số một ký tự cho biết bản đồ hoặc tài liệu kèm theo có bao gồm bảng tra cứu tên địa danh. Thông tin về yếu tố dữ liệu này được lấy từ chú thích của bảng tra trong những phần khác của biểu ghi thư mục (thí dụ, trong tên hoặc trong phụ chú). Bảng tra bản đồ ghi ngay trên các tờ bản đồ không được coi là bảng tra. Yếu tố dữ liệu này chỉ dùng cho bảng tra tên địa danh, v.v.. Bảng tra đồ hoạ như các bản đồ chỉ dẫn không được mã hoá. Ký tự lấp đầy được dùng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này.
0 - Không lập bảng tra
Mã 0 cho biết một ấn phẩm không chứa bảng tra cho nội dung riêng của nó.
008/31     0
[Không có chỉ dẫn về bảng tra trong dữ liệu thư mục]
1 - Có bảng tra
Mã 1 cho biết bản đồ có bảng tra cho nội dung riêng của bản đồ này.
 
008/31     1         
500   ##$aBảng tra các địa điểm quan tâm ở trạng thái.
 
008/31     1         
500   ##$aKèm theo bảng tra tên địa lý và bảng chú giải thuật ngữ

32  Không xác định (006/15)

Vị trí ký tự này không được xác định; nó chứa một dấu trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

33-34  Đặc điểm hình thức đặc thù của bản đồ (006/16-17)

Mã chữ cái một ký tự cho biết một số đặc điểm hình thức đặc thù của bản đồ. Có thể ghi đến hai mã. Các mã được ghi theo thứ tự quan trọng của chúng trên bản đồ đang được mô tả. Mã về đặc điểm hình thức đặc thù là quan trọng nhất được ghi đầu tiên. Nếu chỉ có một mã được xác định thì các vị trí chưa xác định và không sử dụng sẽ chứa dấu trống (#). Nếu có nhiều hơn hai mã phù hợp cho bản đồ thì chỉ ghi hai mã quan trọng nhất. Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá các vị trí ký tự này.
# - Không xác định các đặc điểm hình thức đặc thù
Mã # cho biết bản đồ không có đặc điểm hình thức đặc biệt.
e - Bản thảo bản đồ
Mã e cho biết bản đồ được vẽ hoặc thiết kế bằng tay.
j - Tranh, bưu thiếp
Mã j cho biết bản đồ là một bức tranh hay một bưu thiếp.
k - Lịch
Mã k cho biết bản đồ cũng có chức năng như một quyển lịch.
l - Đồ chơi xếp hình
Mã l cho biết những hình ảnh của bản đồ có thể lắp vào và tháo ra thành những miếng nhỏ.
n - Trò chơi
Mã n cho biết bản đồ được dùng như một hay một phần của trò chơi.
o - Bản đồ treo tường
Mã o cho biết bản đồ là một bản đồ treo tường.
p - Quân bài
Mã p cho biết bản đồ được làm dưới hình thức quân bài.
r - Sách vở
Mã r cho biết bản đồ gồm những tờ giấy rời được giữ trong cặp giấy hoặc trong hộp. Bản đồ dạng sách nghĩa là thường được cập nhật.
z - Khác
Mã z cho biết đặc điểm hình thức đặc biệt của bản đồ không thuộc loại được mã hoá.
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Viết hoa - Mã bảng chữ cái được nhập giảm dần a-z
Độ dài trường - Trường 008 luôn chứa bốn mươi vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/18-21 Địa hình
e Độ sâu/ đường đẳng sâu
k Độ sâu/đường đẳng sâu
h Màu [Lỗi thời]
Trước khi đưa ra định nghĩa về mã k và định nghĩa lại mã e năm 1980, cả hai từ đường đẳng sâu (soundings và isolines) đều được xác định bằng mã e (Độ sâu). Mã h đã lỗi thời được thay bằng sử dụng mã c (Thang màu, độ cao và độ sâu) để ghi màu sắc.
008/24 Kinh tuyến gốc [Lỗi thời] [ chỉ có USMARC]
Trước năm 1997, vị trí này được sử dụng để cho biết đường kinh tuyến gốc đã được đặt tên trên bản đồ. Các mã đã được xác định là: # (không xác định), e (Greenwich), f (Ferro), g (Paris), p (Philadelphia), w (Washington, D.C.), và z (khác).
008/24-25 Đường kinh tuyến gốc [Lỗi thời] [chỉ có CAN/MARC]
Trước năm 1997, vị trí này được sử dụng để cho biết đường kinh tuyến gốc được đặt tên trên bản đồ. Các mã đã được xác định là:

aa  Greenwich, Anh
ab  Ferro, Canary
ac  Pari, Pháp
ad  Amsterdam, Hà Lan
ae  Athen, Hy Lạp
af  Batavia, (Jakarta), Inđônêxia
ag  Berne, Thụy Sĩ
ah  Bogota, Columbia
ai   Bombay, ấn Độ
aj   Bruxel, Bỉ
ak  Cadiz, TâyBan Nha
al   Capetown, Nam Phi
am Caracas, Venezuela
an  Copenhagen, Đan Mạch
ao  Cordoba, Achentina
ap  Helsinki, Phần Lan
aq  Julianehab, Greenland
ar  Lisbon, Bồ Đào Nha
as  Mađras, ấn Độ
at  Mađrit, Tây Ban Nha
ba  Mexico City, Mêhicô
bb  Munich, Đức
bc  Naples, Italy
bd  Oslo, Na Uy
be  Philadenphia, Hoa Kỳ
bf  Pulkovo, Nga
bg  Rio de Janero, Braxin
bh Rome, Italia
bi  Santiago, Chi Lê
bj  Stockholm, Thụy Điển
bk  Sydney, Ôxtrâylia
bl  Tirana, Anbani
bm Tokyo, Nhật Bản
bn Washington, D.C. Hoa Kỳ
bo  London, Anh
bp  Matxcơva, Nga
bq  Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ
br  Bắc Kinh, Trung Quốc
uu  Chưa biết
zz  Khác

 
008/25 Loại bản đồ
Trước khi định nghĩa mã e (Atlát) năm 1995, atlát được xử lý như tài liệu in. Cấu hình trường 008 cho sách đã được sử dụng.
008/26-27 Mã nhà xuất bản [Lỗi thời]
Việc ghi mã nhà xuất bản bản đồ vào các vị trí ký tự này đã lỗi thời năm 1980. Tên của nhà xuất bản có thể được chứa trong trường con $b của trường 260.
008/30 Văn bản nhỏ [Lỗi thời, 1997] [chỉ với CAN/MARC]
Các mã đã xác định là: 0 (Không có văn bản), 1 (Có văn bản trên bản đồ), 2 (văn bản kèm theo bản đồ)
008/31 Bảng tra [chỉ với CAN/MARC]
Mã 2 (Bảng tra hoặc mục lục tên địa danh kèm theo bản đồ) đã lỗi thời năm 1997.
008/32 Chỉ số trích dẫn [Lỗi thời]
Định nghĩa này đã lỗi thời khi có trường dữ liệu 510 (Phụ chú trích dẫn (dạng vắn tắt)/tham khảo chéo được định nghĩa năm 1980. Các mã đã được xác định là: a (Thư mục bản đồ quốc tế), b (Cách mạng Hoa Kỳ), h (Mua động vật không có sừng), r (Đường sắt), t (Của cải), v (Giấy da mịn), w (Mua máy báo), y (Cách mạng Hoa Kỳ và giấy da mịn), z (Của cải và B.C.I.), # (Không áp dụng).
008/33-34 Đặc điểm hình thức đặc biệt
a Bản sao, in nét xanh [Lỗi thời]
b Bản sao [Lỗi thời]
c Bản sao âm bản [Lỗi thời]
d Phim âm bản [Lỗi thời]
f Fax [Lỗi thời]
g Mô hình địa hình [Lỗi thời]
h Chữ thưa [Lỗi thời]
m Chữ nổi [Lỗi thời]
q In khổ lớn [Lỗi thời]
Mã a,b,c,d, f và g đã lỗi thời khi trường 007 được xác định cho tư liệu bản đồ năm 1982.
Mã h đã lỗi thời năm 1982. Mã này được xác định khi sử dụng bản hướng dẫn của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và bây giờ được coi là thông tin cục bộ.
Các mã m và q đã lỗi thời khi trường 008/29 (Hình thức vật lý của tài liệu) được xác định năm 1998.

008   BẢN NHẠC (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Định nghĩa về bản nhạc của trường 008/18-34 được sử dụng khi vị trí Đầu biểu ghi/006 (Dạng biểu ghi) chứa mã c (Bản nhạc in), d (Bản thảo bản nhạc), i (Tài liệu ghi âm không phải là âm nhạc) hoặc j (Tài liệu ghi âm âm nhạc). Các vị trí 01-17 và 35-39 của trường 008 được định nghĩa giống nhau ở tất cả các trường 008 và được mô tả ở phần 008-Tất cả các loại tài liệu.
Các trường 008/18-34 tương ứng với các yếu tố dữ liệu được định nghĩa ở trường 006/01-17 khi vị trí trường 006/00 (Hình thức các tài liệu) chứa mã c (Bản nhạc in), d (Bản thảo bản nhạc), i (Tài liệu ghi âm không phải là âm nhạc) hoặc j (Tài liệu ghi âm âm nhạc). Chi tiết về các mã đặc tả xác định cho các vị trí ký tự tương ứng ở trường 006 và 008 cho bản nhạc có ở Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung của trường 008 - chỉ dùng với phần âm nhạc.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí  ký tự

18-19   Hình thức sáng tác (006/01-02)

Mã chữ cái hai ký tự dùng để biểu thị hình thức sáng tác các bản nhạc in, bản thảo và các tài liệu ghi âm âm nhạc. Mã hình thức sáng tác dựa trên thuật ngữ của chính bản nhạc và cung cấp một cách tiếp cận mã hoá tới nội dung bản nhạc. Cùng với mã cho hình thức sáng tác, một danh sách các mã thể hiện thể loại âm nhạc cũng được đưa vào (thí dụ, nhạc ragtime). Các mã này dựa trên Đề mục Chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Mã phải được gán cho tài liệu như một tổng thể (thí dụ, nhạc là nhạc giao hưởng và có một phần là sonata, chỉ có mã cho giao hưởng được nhập dữ liệu). Nếu có nhiều hơn một mã phù hợp thì mã mu (đa thể loại) được sử dụng trong yếu tố này, có thêm các mã đặc biệt phù hợp được nhập không bắt buộc ở trường 047 (các hình thức sáng tác). Các mã cần các thông tin đặc biệt để áp dụng đúng đắn hơn được mô tả dưới đây. Các mã khác được mô tả ở nguồn các tài liệu âm nhạc. Tài liệu ghi âm không phải âm nhạc không có hình thức sáng tác và được áp mã nn (Không áp dụng). Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá các vị trí ký tự này.
cn - Nhạc luân khúc và nhạc canông
Mã cn được sử dụng cho nhạc luân khúc và nhạc canông (thí dụ, những sáng tác sử dụng sự mô phỏng nghiêm ngặt).
cz - Nhạc canzon
Mã cz được sử dụng cho các bản nhạc được viết cho nhạc cụ canzon.
df - Các hình thức nhạc múa
Mã df bao gồm các bản nhạc sáng tác cho các vũ điệu độc diễn trừ các vũ điệu mazutka, mơnuet, pavan, polonaise và valse.
dv - Nhạc giải trí, dạ khúc, cassations, nhạc đệm, và nottur
Mã dv được sử dụng cho các bản nhạc soạn cho nhạc khí như nhạc giải trí, dạ khúc (serenda), cassation, nhạc đệm và notturno.
ft - Khúc phóng túng
Mã ft bao gồm các bản nhạc soạn cho nhạc khí như khúc phóng túng, fanci, fantasies.
fm - Nhạc dân gian
Mã fm được sử dụng cho nhạc dân gian kể cả các bài hát dân gian, v.v…
nn - Không áp dụng
Mã nn cho biết hình thức sáng tác không được áp dụng cho tài liệu này. Mã được sử dụng cho bất kỳ tài liệu nào không phải là bản nhạc in hay bản thảo hoặc bản ghi âm âm nhạc (thí dụ, một bản ghi âm không phải là âm nhạc).
ps - Nhạc paxacal
Mã ps bao gồm tất cả các loại bản nhạc ostinato.
st - Nghiên cứu và bài tập
Mã st chỉ được sử dụng khi nào tài liệu được dùng cho mục đích giảng dạy (thường có tên là studies, etudes, v.v…).
uu - Không biết
Mã uu cho biết không biết hình thức của một bản nhạc. Mã uu được sử dụng khi dấu hiệu đưa ra chỉ là số lượng nhạc khí và phương tiện biểu diễn. Không có cấu trúc hay thể loại bản nhạc được đưa ra mặc dù hình thức sáng tác có thể ngầm hiểu được hoặc hàm ý như vậy.
zz - Các loại sáng tác khác
Mã zz cho biết hình thức sáng tác mà không một mã đã xác định nào phù hợp (thí dụ, villancicos, nhạc nền, nhạc điện tử, v.v...).
 

20   Dạng thức trình bày (006/03)

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng thức trình bày của một tác phẩm âm nhạc (thí dụ, bản nhạc soạn cho đàn piano). Vị trí ký tự này được áp dụng cho một bản nhạc in hoặc bản thảo. Thông tin cho yếu tố dữ liệu này thường được lấy từ  thuật ngữ xuất hiện ở trường 300 (Mô tả vật lý). Nếu tài liệu đang biên mục chứa một hoặc nhiều hơn bản nhạc kèm với các tài liệu khác (thí dụ, một hoặc nhiều phần) thi chỉ xem xét bản nhạc hoặc các bản nhạc có mã vị trí ký tự này. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này.
a - Tổng phổ
Mã a cho biết tài liệu là một bản nhạc tổng phổ bao gồm một loạt các khuông nhạc có tất cả các phần âm thanh và nhạc khí của một tác phẩm âm nhạc được sắp xếp để có thể đọc được một cách đồng thời.
 
008/20     a
300   ##$a1 tổng phổ (11 tr.) ...
b - Tổng phổ, một bản nhạc ngắn hay một bản nhạc nghiên cứu
Mã b cho biết tài liệu là một bản nhạc ngắn thường nhỏ về kích thước và không được dự định sẽ sử dụng để biểu diễn.
 
008/20     b
300   ##$a1 tổng phổ ngắn ...
c - Một bản nhạc đệm rút gọn cho đàn phím
Mã c cho biết bản nhạc đệm được rút xuống cho đàn phím, còn phần âm thanh và/hoặc nhạc khí vẫn giữ nguyên.
 
008/20     c
300   ##$a 1 tổng phổ (36 tr.) + 1 bè
                 [Bản nhạc đệm đuợc rút gọn cho đàn phím]
d - Tổng phổ lời
Mã d cho biết phần nhạc đệm cho phần thanh nhạc hoặc hợp xướng bị bỏ qua và chỉ phần có tiếng (lời) là được giữ lại. Các tác phẩm thanh nhạc hoặc hợp xướng khi soạn đã không có bản đi kèm được gán các mã khác phù hợp. Ghi chú: Các mã c và d được tạo lập hoàn toàn trên cơ sở có hoặc không có nhạc đệm. Thuật ngữ như bản nhạc cho hợp xướng hoặc bản nhạc có lời có thể xuất hiện  trên tài liệu hoặc trong các biểu ghi thư mục không ảnh hưởng tới việc chọn mã này.
 
008/20     d
300   ##$a1 tổng phổ lời ...
          [Bản nhạc đệm bị bỏ qua]
e - Bản nhạc bè rút gọn hoặc bản nhạc dành cho người biểu diễn piano
Mã e cho biết một bản nhạc dành cho dàn nhạc hoặc ban nhạc được rút gọn xuống một vài khuông nhạc. Đó có thể là một phần của một tác phẩm đồng diễn cho một loại nhạc cụ đặc biệt có gợi ý cho các nhạc cụ khác. Bản nhạc như vậy thường được sử dụng bởi nhạc cụ độc tấu mà được viết riêng cho nó hoặc cho một người biểu diễn.
008/20     e
300   ##$a1 tổng phổ rút gọn
g - Tổng phổ đóng
Mã g cho biết tài liệu là một bản nhạc đóng (Thí dụ, một bản thánh ca) mà các phần khác biệt được chuyển tả trên hai khuông nhạc.
 
008/20     g
300   ##$a1 tổng phổ đóng
m - Nhiều hình thức
Mã m cho biết một vài dạng bản nhạc được xuất bản cùng với nhau thường là với trường hợp với ban nhạc.
 
008/20     m
300   ##$a1 tổng phổ (23 tr.) : $bminh hoạ. ; $c30 cm. +$a1 bè piano (8 tr.)
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là bản nhạc in hoặc bản thảo (thí dụ, một tài liệu ghi âm).
 
008/20     n
300   ##$a1 đĩa âm thanh ...
u - Không biết
Mã u cho biết hình thức nhạc của tài liệu là không biết.
z - Các khổ nhạc khác
Mã z cho biết một hình thức của bản nhạc mà không một các mã đã xác định khác phù hợp. Thường mã này cho biết tài liệu không phải là bản nhạc. Nhạc piano, một tác phẩm dưới dạng ký hiệu sơ đồ, và một tác phẩm chứa chỉ dẫn cho việc biểu diễn là một thí dụ mà trong đó mã z là phù hợp. Một bộ các phần cũng được tạo lập bởi mã z.
 
008/20     z
300   ##$a42 tr. âm nhạc..
 
008/20     z
300   ##$aCho tiếng nói…
 
008/20                 z
300   ##$a4 bè ...
 

21   Không xác định (006/04)

Vị trí ký tự này là không xác định; Nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

22   Đối tượng sử dụng (006/05)

Mã chữ cái một ký tự mô tả cấp độ trí tuệ của đối tượng sử dụng tiềm tàng mà tài liệu dự định hướng tới. Mã này được sử dụng chủ yếu để xác định loại nhạc sẽ được sử dụng hoặc biểu diễn cho một đối tượng tiềm tàng đặc biệt. Khi tài liệu được cho là phù hợp với nhiều hơn một loại thính giả tiềm năng, thì mã được ghi cho nhóm thính giả tiềm tàng chính nhất. Đối với các tài liệu cho lứa tuổi vị thành niên, thí dụ tài liệu cho thính giả ở độ tuổi 15 hay đang học lớp 9, hoặc mã j (Vị thành niên) hay các mã chuyên sâu hơn như mã a (Trẻ trước tuổi đến trường), b (Học sinh tiểu học), hoặc c (Học sinh trung học cơ sở) được sử dụng. Một tài liệu được cho là tài liệu dành cho vị thành niên thường có từ “vị thành niên” ở đề mục chủ đề. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí trường 008 này. 
# - Không ghi rõ
Mã # cho biết thính giả tiềm tàng cho tư liệu này là không nêu rõ hoặc không biết.
 
008/22     #
245   14$aDas Munchner Kammerorchester spielt Werke ...
650   #0$aĐàn dây-nhạc giao hưởng.
 
a - Trẻ trước tuổi đến trường
Mã a cho biết tư liệu dự kiến dành cho trẻ em ở độ tuổi trước khi đi học (thí dụ, trẻ em cho đến độ tuổi trước khi đi học nhưng không bao gồm trẻ em học mẫu giáo).
b - Học sinh tiểu học
Mã b cho biết tư liệu dự kiến dành cho trẻ em từ trẻ em mẫu giáo đến trẻ em học lớp ba.
c - Trung học cơ sở
Mã c cho biết tư liệu dự kiến dành cho thiếu nhi từ lớp 4 đến lớp 8.
d - Trung học
Mã d cho biết tư liệu dự kiến dành cho thanh niên từ lớp 9 đến lớp 12.
e - Người lớn
Mã e cho biết tư liệu dự kiến dành cho người lớn.
 
008/22                 e
245   12$aA little night music $h[ghi âm].
f - Thính giả đặc biệt
Mã f cho biết tài liệu được nhằm hướng tới một nhóm thính giả đặc biệt hẹp và bản chất của cách trình bày sẽ làm cho tài liệu không gây mối quan tâm đối với các nhóm thính giả khác. Thí dụ cho các tài liệu được mã hoá f bao gồm: 1) Các băng ghi âm kỹ thuật hướng tới một nhóm thính giả đặc biệt và 2) Tư liệu chú trọng vào một nhóm thính giả hạn chế.
g - Đại chúng
Mã g cho biết tư liệu dành cho đông đảo quần chúng và không hướng vào một nhóm thính giả tiềm năng đặc biệt. Mã này được sử dụng cho các tư liệu mà không một mã nào khác có thể bao trùm một cách phù hợp.
j - Vị thành niên
Mã j cho biết tư liệu dự kiến sẽ được sử dụng và biểu diễn bởi trẻ em vị thành niên ở độ tuổi 15 tuổi hay lớp 9. Mã được sử dụng khi một mã đặc biệt cho thính giả vị thành niên tiềm năng không mong muốn.
 
008/22     j
650   #0$aNhạc violonxen và piano $xVị thành niên $vTổng phổ và dàn bè.
 

23   Hình thức vật lý của bản nhạc (006/06)

Mã chữ cái một ký tự mô tả hình thức vật lý của bản nhạc được mô tả. Đối với âm nhạc, vị trí ký tự này chỉ được sử dụng với bản nhạc in hoặc bản thảo. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này.
# - Không phải là các loại dưới đây
Mã # cho biết tài liệu không được đặc tả bởi một trong các các mã khác.
a - Vi phim
Mã a cho biết bản nhạc dưới dạng vi phim
b - Vi phiếu
Mã b cho biết bản nhạc dưới dạng vi phiếu.
 
008/23     b
300   ##$a14 vi phiếu ; $c10 x 15 cm.
 
c - Tấm mờ vi hình
Mã c cho biết bản nhạc dưới dạng vi phim đục.
d - Khổ in lớn
Mã d cho biết bản nhạc được in ở khổ giấy lớn.
f - Chữ nổi
Mã f cho biết bản nhạc dưới dạng chữ nổi (Braille).
 
008/23     f
250&nbnbsp;  0#$aBraille score ed.
 
r - Bản in thông thường
Mã r cho biết bản nhạc được in lại dưới dạng in đọc được bằng mắt bình thường, thí dụ như một bản photocopy.
 
008/23     r
500   ##$aBản sao của tổng phổ nguyên bản viết năm 1877.
 
s - Điện tử
Mã s cho biết bản nhạc dành cho việc thực hiện bằng máy tính. Bản nhạc có thể tồn tại dưới dạng mà có thể tiếp cận được trực tiếp hay từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi việc sử dụng các thiết bị ngoại vi  đi kèm với máy tính (thí dụ, một đầu đọc CD-ROM). Mã này không được sử dụng cho các bản nhạc không đòi hỏi phải sử dụng máy tính (thí dụ, đĩa nhạc nén, đĩa video).
 

24-29  Các tư liệu kèm theo (006/07-12)

Mã chữ cái một ký tự cho biết đây là nội dung của ghi chú về chương trình và các tài liệu kèm theo một bản ghi âm, một bản nhạc bản thảo hoặc một bản nhạc in. Nhìn chung, một mã riêng biệt được sử dụng chỉ khi nếu một phần đáng kể của tài liệu kèm theo là hình thức mà mã này đại diện. Có thể ghi đến 6 mã. Mã được ghi theo trật tự chữ cái. Nếu ít hơn 6 mã được tạo lập, thì các mã được làm phẳng về bên trái và các vị trí không sử dụng chứa khoảng trống (#). Nếu có hơn 6 mã phù hợp cho một tài liệu, thì chỉ 6 mã quan trọng nhất được sử dụng. Sáu ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá các vị trí ký tự này. 
# - Không có tài liệu đi kèm
Mã # cho biết không có tài liệu đi kèm hoặc dấu hiệu về tài liệu đi kèm không thể hiện trên bản nhạc. Khi mã khoảng trống (#) được sử dụng sẽ có năm khoảng trống đi kèm theo sau.
 
008/24-29           ######
          [Không có tài liệu đi kèm]
 
a - Danh sách bản nhạc
Mã a cho biết tài liệu đi kèm chứa một danh sách các bản nhạc hoặc một thư mục các bản ghi âm.
b - Thư mục
Mã b cho biết tài liệu đi kèm chứa một thư mục.
 
008/24-29           b#####
504   ##$aThư mục: tr. 303-304
 
c - Chỉ mục chủ đề
Mã c cho biết tài liệu đi kèm chứa một chỉ mục chủ đề.
d - Nhạc kịch hoặc lời
Mã d cho biết tài liệu đi kèm chứa một bản chuyển biên dạng in của một lời kịch hoặc các chính văn khác (Thí dụ, một bản nội dung bằng lời của một bản ghi âm).
 
008/24-29           dz####
500   ##$aLời của bài hát và áp phích để trong hộp.
 
e - Tiểu sử nhà soạn nhạc hoặc tác giả
Mã e cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin tiểu sử đáng kể về một nhà soạn nhạc hoặc tác giả.
f - Tiểu sử người biểu diễn hoặc lịch sử ban nhạc
Mã f cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin tiểu sử đáng kể về một người biểu diễn hoặc lịch sử một ban nhạc.
 
008/24-29           f#####
500   ##$aJohn W. Barker viết chú giải chương trình và chú giải tiều sử của nghệ sĩ piano để trong hộp.
 
g - Thông tin về lịch sử hoặc kỹ thuật của nhạc cụ
Mã g cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin về lịch sử hoặc kỹ thuật của nhạc cụ.
 
008/24-29           fgz###
500   ##$aChú giải chương trình và về kèn co do R.D. Dattell viết, chú thích tiểu sử nhạc sỹ để trong hộp.
 
h - Thông tin kỹ thuật về nhạc
Mã h cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin kỹ thuật đáng kể bao gồm cả các hướng dẫn về biểu diễn.
 
800/24-29           h#####
500   ##$aKèm theo hướng dẫn biểu diễn.
i - Thông tin lịch sử
Mã i cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin lịch sử đáng kể.
 
008/24-29           i#####
500   ##$aChú giải chương trình do Kurt Hoffman viết bằng tiếng Đức, Anh và Pháp để trong hộp.
          [Thông tin lịch sử cơ bản]
 
k - Thông tin dân tộc học
Mã k cho biết tài liệu đi kèm chứa thông tin dân tộc học đáng kể liên quan tới phần âm nhạc của tài liệu.
r - Tài liệu hướng dẫn
Mã r cho biết tài liệu đi kèm chứa các tài liệu hướng dẫn.
 
008/24-29           r#####
300   ##$a ... + $e1 tài liệu của giáo viên.
 
s - Bản nhạc
Mã s cho biết tài liệu đi kèm chứa một bản tổng phổ hoặc một hình thức trình bày khác với tài liệu chính.
z - Khác
Mã z cho biết tài liệu là một hình htức mà không một loại mã đã xác định nào phù hợp.
 
008/24-29           dfz###
500   ##$aChú giải chương trình do Uwe Kraemer viết, chú giải về tiểu sử nghệ sỹ, quá trình ghi âm và phóng tác, có phần dịch tiếng Anh ([24] tr. minh hoạ.) để trong hộp.
 

30-31  Lời thuyết minh cho tài liệu ghi âm (006/13-14)

Mã một ký tự cho biết dạng của chính văn chứa trong một tài liệu ghi âm tiếng không phải là âm nhạc. Có thể nhập tới hai mã. Nếu chỉ có một mã được tạo lập, thì làm phẳng về bên trái và vị trí không sử dụng chứa một khoảng trống (#). Nếu nhiều hơn hai mã cho dạng văn bản phù hợp cho một tài liệu thi chỉ hai mã quan trọng nhất được nhập. Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không định mã hoá các vị trí ký tự này.
# - Tài liệu là một băng ghi âm nhạc
Mã # cho biết tài liệu là một băng ghi âm nhạc. Khi mã khoảng trống (#) được sử dụng một khoảng trống khác được ghi tiếp theo (##).
008/30-31           ##
245   10$aBolero$h[ghi âm] /$cMaurice Ravel.
a - Tự truyện
Mã a cho biết lời thuyết minh là một bản tự truyện.
b - Tiểu sử
Mã b cho biết lời thuyết minh là một bản tiểu sử.
c - Tài liệu hội nghị
Mã c cho biết lời thuyết minh là tài liệu hội nghị.
 
008/30-31           lc
245   00$aModern real estate transactions
500   ##$aThảo luận nhóm, bài giảng, hỏi và trả lời.
 
d - Kịch
Mã d cho biết lời thuyết minh là một vở kịch.
e - Tiểu luận
  Mã e cho biết lời thuyết minh là tiểu luận.
f - Tiểu thuyết
Mã f cho biết lời thuyết minh là một tiểu thuyết. Tiểu thuyết bao gồm truyện dài, truyện ngắn, v.v...
g - Báo cáo
Mã g cho biết lời thuyết minh là một bản báo cáo. Các báo cáo về các sự kiện thời sự và các thông điêp thông tin tiêu biểu cũng được đưa vào mục này.
h - Lịch sử
Mã h cho biết lời thuyết minh là lịch sử. Lịch sử bao gồm tường thuật lịch sử, v.v... mà cũng có thể được một trong các mã khác mô tả (thí dụ, thơ lịch sử).
 
008/30-31           ht
245   00$aInside the Onaway command post$h[ghi âm] /$cwith ...
520   ##$aTóm tắt: Lịch sử bằng lời.
 
i - Tài liệu hướng dẫn
Mã i cho biết lời thuyết minh là tài liệu hướng dẫn. Các loại thuyết minh này bao gồm các hướng dẫn làm sao để thực hiện được một nhiệm vụ, học cách biểu diễn, v.v... (thí dụ, làm thế nào để thay thế một công tắc đèn). Thí dụ: Chính văn chỉ dẫn ngôn ngữ được tạo lập bởi mã j.
j - Hướng dẫn ngôn ngữ
Mã j cho biết văn bản là lời chỉ dẫn ngôn ngữ. Tài liệu chỉ dẫn ngôn ngữ có thể bao gồm một đoạn văn mà có thể định nghĩa ở một trong các mã khác (thí dụ, tài liệu ngôn ngữ bao gồm cả bài thơ).
k - Hài kịch
Mã k cho biết lời thuyết minh là một vở hài kịch.
l - Bài giảng, bài phát biểu
Mã l cho biết lời thuyết minh là một bài giảng và/hoặc một bài phát biểu.
 
008/30-31           1#
500   ##$aBài giảng.
 
m - Bản ghi nhớ
Mã m cho biết lời thuyết minh là một bản ghi nhớ. Bản ghi nhớ thường là một bản tự truyện.
n - Không áp dụng
Mã g cho biết tài liệu không phải là một bản ghi âm (thí dụ, một bản nhạc in hoặc bản thảo).
o - Truyện dân gian
Mã o cho biết lời thuyết minh là một truyện dân gian.
p - Thơ
Mã p cho biết lời thuyết minh là một bản thơ.
 
008/30-31           pf
245   00$aPoésies et prose francaises ...
 
r - Bản trình bày lại
Mã r cho biết lời thuyết minh là một bản nhắc vở. Bản trình bày lại được hình thành bởi bất kỳ việc sản xuất không phải âm nhạc nào.
s - Âm thanh
Mã s cho biết lời thuyết minh là âm thanh. Âm thanh bao gồm lời nói hoặc phát âm không phải là âm nhạc mà có thể có thể hoặc không chuyển tải ý nghĩa.
t - Phỏng vấn
Mã t cho biết lời thuyết minh là cuộc phỏng vấn.
z - Khác
Mã z cho biết lời thuyết minh ở dưới một hình thức mà không một mã đã xác định nào phù hợp.
 

32-34  Không xác định (006/15-17)

Vị trí ba ký tự này là không xác định; mỗi vị trí ký tự chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Viết hoa - Các mã chữ cái được nhập vào bằng chữ thường.
Độ dài trường - Trường 008 phải luôn luôn chứa bốn mươi (40) vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/18-19 Hình thức sáng tác [Chỉ có trong USMARC]
Trước khi định nghĩa mã bd (Khúc Ballat) vào năm 1997, khúc Ballat được xác định với mã fm (Nhạc dân gian).
008/21       Có bè [Lỗi thời]
Định nghĩa này trở thành lỗi thời từ năm 1988. Các mã được xác định là: # (Không có bè), a (Có bè), n (Không áp dụng), u (Không biết).
008/22       Đối tượng sử dụng
u                 Tài liệu cho trường học cấp một  [Lỗi thời] [Chỉ có trong CANMARC] 
v                 Tài liệu cho trường học ở cấp hai [Lỗi thời] [Chỉ có trong CANMARC]  Trước khi có quy định các mã từ a đến g vào năm 1995. chỉ có mã khoảng trống (#) và j được sử dụng trong USMARC.
 
008/23       Hình thức vật lý của bản nhạc
$                 Không phải là các loại dưới đây
g                 Băng giấy đục lỗ [Lỗi thời]
h                 Băng từ [Lỗi thời]
i                  Đa phương tiện [Lỗi thời]
x                 Hình thức tái bản khác [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
z                 Hình thức tái bản khác [Lỗi thời]
Mã # (Không phải là phiên bản) được quy định lại vào năm 1987 khi trọng tâm của trường 008/23 thay đổi. Các mã g, h, và i trở thành lỗi thời từ năm 1987 khi việc mã hoá 008/23 (Các hình thức mã phiên bản) được quy định lại vì thông tin về phương tiện của tư liệu nhiều hơn là về phiên bản thư mục. Trước năm 1977, các hình thức tái bản khác được xác định bởi mã x.
008/24-29 Tài liệu đi kèm [Chỉ có trong USMARC]
                   n      Không áo dụng [Lỗi thời]
                   j       Thông tin về lịch sử khác với âm nhạc [Lỗi thời]
Mã n trở thành lỗi thời từ năm 1980 bởi vì mã được xác đinh cho các vị trí ký tự này áp dụng cho cả băng ghi âm và băng nhạc. Mã j trở thành lỗi thời từ năm 1980 khi mã i được định nghĩa lại để bao gồm cả bất kỳ thông tin lịch sử nào.
008/24-27 Tư liệu đi kèm [Định nghĩa lại, 1977]  [Chỉ có trong   CAN/MARC]
j                  Thông tin lịch sử khác với âm nhạc [Lỗi thời, 1977]
i                  Tiểu sử người tổ chức hay người chuyển đổi [Lỗi thời, 1977]
008/28 Xuất bản phẩm chính phủ [Định nghĩa lại, 1977]  [Chỉ có          trong CAN/MARC]
Các mã được xác định là: # (Không phải là xuất bản phẩm của chính phủ); a (Các thành phần tự trị hoặc bán tự trị của liên bang có chủ quyền); c (Nhiều địa phương); f (Liên bang/quốc gia); i (Các cơ quan đa chính phủ quốc tế); l (Cơ quan địa phương); m (Nhiều bang); o (Xuất bản phẩm chính phủ - chưa xác định cấp); s (Các cơ quan quyền lực cấp bang, tỉnh, lãnh thổ, cấp trực thuộc, v.v...); u (Không biết liệu tư liệu có phải là xuất bản phẩm chính phủ hau không); z (Các dạng khác của xuất bản phẩm chính phủ).
008/29 Không xác định [Lỗi thời] [Chỉ có trong CAN/MARC]
 
008/32 Tiêu đề chính trong phần chính của biểu ghi [Lỗi thời]
Định nghĩa này trở thành lỗi thời từ năm 1990. Các mã được xác định là: o (Tiêu đề chính không có trong phần chính biểu ghi); 1 (Tiêu đề chính có trong phần chính của biểu ghi).
 
 
 

008   XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Khái niệm xuất bản phẩm nhiều kỳ của trường 008/18-34 được sử dụng khi trường Đầu biểu/06 (Dạng biểu ghi) chứa mã a (Tài liệu ngôn ngữ) và khi trường Đầu biểu/07 chứa mã b (Phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ) hoặc mã s (Xuất bản phẩm nhiều kỳ). Các vị trí từ 01-17 và 35-39 của trường 008 được xác định giống như tất cả các vị trí khác của trường 008 được mô tả trong phần 008- áp dụng cho tất cả các loại tài liệu.
Trường 008/18-34 tương ứng với các phần tử dữ liệu đã được xác định vị trí tương đương trong trường 006/01-17 khi trường 006/00 (Dạng tài liệu) chứa mã s (Xuất bản phẩm nhiều kỳ). Trình bày chi tiết các mã cụ thể xác định vị trí ký tự tương ứng trong trường 006 và 008 về xuất bản phẩm nhiều kỳ được chỉ dẫn cụ thể trong phần Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung của trường 008 - Xuất bản phẩm nhiều kỳ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18  Định kỳ (008/01)

Mã chữ cái một ký tự cho biết định kỳ của xuất bản phẩm nhiều kỳ. Yếu tố này được sử dụng cùng với 008/19 (Đều kỳ) và dựa trên thông tin ghi trong trường 310 (Định kỳ hiện tại). Các mã định kỳ đôi khi không phản ánh chính xác định kỳ được ghi trong trường 310. Đây là trường hợp phổ biến khi định kỳ được viết dưới dạng số trên năm (thí dụ, 4 số một năm). Trong những trường hợp như vậy, định kỳ sát nhập được dùng theo quy định sau đây, và vị trí 008/19 (Đều kỳ) chứa mã x. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
    Định kỳ                                                          Mã định kỳ
Hai số một năm                                               f (Nửa năm một lần)
Bốn số một năm                                              q (Hàng quý)
Năm số một năm                                             q (Hàng quý)
Sáu số một năm                                              b (Hai tháng một lần)
Bảy số một năm                                               b (Hai tháng một lần)
Tám số một năm                                              b (Hai tháng một lần)
Chín số một năm                                              m (Hàng tháng)
Mười số một năm                                            m (Hàng tháng)
Mười một số một năm                                    m (Hàng tháng)
Mười hai số một năm                         m (Hàng tháng)
 
Nếu xuất bản phẩm nhiều kỳ dừng xuất bản sau một số phát hành, thì ghi định kỳ dự kiến (và đều kỳ) nếu biết. Nếu không biết thì cả hai mã định kỳ và đều kỳ là u (Không biết).
 
008/18     a
008/19     r
300   ##$a1 v.; $c28 cm.
310   ##$aHàng năm.
362   0#$a1984.
 
Nếu xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản theo một định kỳ, nhưng lại sát nhập với một định kỳ khác, thì định kỳ (và đều kỳ) được mã hóa mà không cần quan tâm đến sự sát nhập đó.
 
008/18     b
008/19     r
310   ##$aHai tháng một số; với số cuối năm là tổng hợp.
 
ấn phẩm in lại thông thường hoặc tài liệu phôtôcopy được mã hóa về định kỳ và đều kỳ theo việc in lại hoặc sao chép, chứ không theo định kỳ của nguyên bản. Trong hầu hết các trường hợp thì cả định kỳ và đều kỳ đều được mã hoá là u.
# - Định kỳ không xác định
Mã # cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ có định kỳ không xác định rõ. Nó được sử dụng khi biết tài liệu được xuất bản không định kỳ một cách có chủ ý.
 
008/18     #
008/19     x
310   ##$aKhông đều kỳ
a - Hàng năm
Mã a cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành mỗi năm một lần.
008/18     a
008/19     r
310   ##$aHàng năm
b - Hai tháng một lần
Mã b cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hai tháng một lần. Các xuất bản phẩm có định kỳ là sáu, bảy hoặc tám số một năm cũng được gán mã b.
 
008/18     b
008/19     r
310   ##$aHai tháng một lần
 
c - Một tuần hai lần
Mã c cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hai lần một tuần.
 
008/18     c
008/19     r
310   ##$aMột tuần hai lần
 
d - Hàng ngày
Mã d cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hàng ngày. Ghi chú: Điều này gồm cả ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật.
 
008/18     d
008/19     r
310   ##$aHàng ngày
 
e - Hai tuần một lần
Mã e cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hai tuần một lần.
008/18     e
008/19     r
310   ##$aHai tuần một lần
f - Nửa năm một lần
Mã f cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành mỗi năm hai lần. Các xuất bản phẩm có định kỳ là hai số một năm cũng được gán mã f.
008/18     f
008/19     x
310   ##$aMột năm hai lần
 
g - Hai năm một lần
Mã g cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hai năm một lần.
 
008/18     g
008/19     r
310   ##$aHai năm một lần
h - Ba năm một lần
Mã h cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành ba năm một lần.
 
008/18     h
008/19     r
310   ##$aBa năm một lần
 
i - Một tuần ba lần
Mã i cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành ba lần một tuần.
 
008/18     i
008/19     r
310   ##$aBa số một tuần
 
j - Một tháng ba lần
Mã j cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành ba lần một tháng.
 
008/18     j
008/19     r
310   ##$aBa số một tháng
 
m - Hàng tháng
Mã m cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hàng tháng. Các xuất bản phẩm có định kỳ là chín, mười, mười một hoặc mười hai số một năm cũng được gán mã m.
 
008/18     m
008/19     r
310   ##$aHàng tháng
 
q - Hàng quý
Mã q cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành ba tháng một lần. Các xuất bản phẩm có định kỳ là bốn số một năm cũng được gán mã q.
008/18     q
008/19     r
310   ##$aHàng quý
s - Nửa tháng một lần
Mã s cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành hai lần một tháng.
008/18     s
008/19     r
310   ##$aHai số một tuần
t - Một năm ba lần
Mã t cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành ba lần một năm.
 
008/18     t
008/19     r
310   ##$aBa số một năm
 
u - Không biết
Mã u cho biết định kỳ hiện tại của xuất bản phẩm nhiều kỳ là không được biết. Khi mã u được dùng ở vị trí ký tự này, thì nó cũng phải được sử dụng trong 008/19 (Đều kỳ).
w - Hàng tuần
Mã w cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ được phát hành mỗi lần một tuần.
 
008/18     w
008/19     r
310   ##$aHàng tuần
 
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với định kỳ xuất bản.
 
008/18     z
310   ##$aCách một năm một lần
 

19  Tính đều kỳ (006/02)

Mã chữ cái một ký tự cho biết tính đều kỳ của xuất bản phẩm nhiều kỳ. Yếu tố này được sử dụng cùng với 008/18 (Định kỳ) và dựa trên thông tin ghi trong trường 310 (Định kỳ hiện tại). Cần xem xét đến ý định của nhà xuất bản khi mã hoá tính đều kỳ. Ký tự lấp đầy (|) sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008.
n - Không đều thường xuyên
Mã n cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ không phải là đều đặn hoàn toàn, nhưng tính không đều theo một phương thức có thể dự đoán được. Thí dụ, nó được dùng khi tính đều kỳ xuất bản là sai lệch có chủ ý khác với hình thức chuẩn hoặc khi trường 310 chỉ rõ sự sát nhập định kỳ được xuất bản bổ sung trong các số đơn lẻ.
 
008/19     n
008/18     m
310   ##$aHàng tháng (trừ tháng 7 và 8)
 
008/19     n
008/18     l
310   ##$aHàng tháng (Số tháng 11-12 kết hợp)
 
008/19     n
008/18     m
310   ##$aHai tháng một số, có số tập hợp năm
 
r - Đều đặn
Mã r cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ có hình thức xuất bản đều đặn. Nó được sử dụng khi một trong các mã định kỳ ghi trong trường 008/18 xác định chính xác định kỳ của xuất bản phẩm và bất cứ khi nào nhà xuất bản có ý định phát hành xuất bản phẩm nhiều kỳ đều đặn. Điều này có thể được xác định bằng thông tin ghi trên đơn vị tài liệu hoặc bằng việc kiểm tra hình thức xuất bản. Bằng cách đó, nếu xuất bản phẩm nhiều kỳ chỉ rõ nó được xuất bản hai tháng một lần thì định kỳ được mã hoá là r, ngay cả khi biết là đôi khi có sự sai lệch do xuất bản gặp khó khăn. Sự không nhất quán có thể được thể hiện trong trường 515 (Phụ chú đánh số khác thường).
 
008/19     r
008/18     m
310   ##$aHàng tháng
 
008/19     r
008/18     z
310   ##$aNăm năm một số
 
u - Không biết
Mã u cho biết tính đều kỳ của xuất bản phẩm nhiều kỳ là không được biết. Khi mã u được dùng ở vị trí ký tự này, thì nó cũng phải được sử dụng ở vị trí 008/19 (Định kỳ).
 
008/19     u
008/18     u
[Không có trường 310]
 
x - Không đều hoàn toàn
Mã x được dùng trong hai trường hợp khác nhau: 1) Khi biết chắc chắn sự không đều là cố ý và yếu tố định kỳ (008/18) được mã hoá là #; Hoặc 2) Khi định kỳ trong trường 310 được ghi dưới dạng số xuất bản trong năm.
 
008/19     x
008/18     q
310   ##$a5 số một năm
 

20  Trung tâm ISSN (006/03)             

Mã chữ cái một ký tự cho biết Trung tâm mạng lưới ISSN chịu trách nhiệm gán số ISSN và bảo trì dữ liệu liên quan đến một xuất bản phẩm nhiều kỳ. Nói chung, dữ liệu của Mạng lưới ISSN bao gồm Số ISSN được nhập trong trường 022, nhan đề khoá nhập trong trường 222, nhan đề khoá viết tắt trong trường 210, và vần chữ cái hoặc chữ viết gốc của nhan đề trong trường 008/33. Trong trường hợp nước xuất bản của xuất bản phẩm thay đổi, thì mã trong 008/20 sẽ giới thiệu trung tâm hiện hành chịu trách nhiềm về bảo trì dữ liệu được gán. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không phải mã được Trung tâm ISSN phân phối
Mã khoảng trống (#) cho biết không phải dữ liệu được Trung tâm Mạng lưới ISSN gán cho tài liệu xuất bản nhiều kỳ. Các tổ chức ở Bắc Mỹ  đều có thể sử dụng mã khoảng trống (#), trừ Chương trình Dữ liệu Quốc gia về Xuất bản phẩm nhiều kỳ và các thành viên của CONSER.
0 - Trung tâm quốc tế
Mã 0 cho biết dữ liệu được gán hoặc bảo trì bởi Trung tâm Quốc tế về Mạng lưới ISSN ở Paris, Pháp.
1 - Hoa Kỳ
Mã 1 cho biết dữ liệu của Mạng lưới ISSN được gán hoặc bảo trì bởi Chương trình Dữ liệu Quốc gia về Xuất bản phẩm nhiều kỳ của Hoa Kỳ (NSDP).
4 - Canađa
Mã 4 cho biết dữ liệu của Mạng lưới ISSN được gán hoặc bảo trì bởi ISSN của        Canađa.
z - Loại khác
Mã z cho biết dữ liệu của Mạng lưới ISSN được gán hoặc bảo trì bởi trung tâm Mạng lưới ISSN trừ khi đã xác định một trong các mã trên.
 

21  Dạng xuất bản phẩm nhiều kỳ (006/04) 

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng của xuất bản phẩm nhiều kỳ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không thuộc một trong các hình thức nào dưới đây
Mã khoảng trống (#) cho biết dạng của xuất bản phẩm nhiều kỳ không được định rõ bằng một trong các mã ở dưới đây. Sách niên giám và các báo cáo hàng năm thuộc loại này.
008/21     #
245   10$aAnnual report of the Malden Public Library.
m - Tùng thư chuyên khảo
Mã m cho biết tài liệu là tùng thư chuyên khảo và được sử dụng cho bất cứ nhan đề nào là tùng thư, bất chấp việc xử lý nó. Tùng thư chuyên khảo là một nhóm của tài liệu phân tích (có nghĩa là mỗi một phần có nhan đề riêng biệt) có liên quan đến nhau bằng nhan đề chung. Các tài liệu đơn lẻ có thể được đánh số hoặc không cần đánh số.
 
008/21     m
245    00$aActa Universitatis Wratislaviensis. $pGermanica Wratislaviensia.
 
n - Báo
Mã n cho biết dạng tài liệu là báo. Báo là xuất bản phẩm nhiều kỳ mà nó chủ yếu được thiết kế để làm nguồn thông tin viết về các sự kiện thường ngày liên quan đến công việc chung, trong phạm vi từng địa phương, quốc gia và/hoặc quốc tế. Nó chứa các tin tức ở phạm vi rộng về tất cả các chủ đề và các hoạt động và không hạn chế đối với bất cứ nội dung chủ đề nào. Nó có thể bao gồm các bài viết (mặc dầu không phải là chủ yếu) về các chủ đề văn học hoặc chủ đề khác như quảng cáo, thông báo pháp luật, số liệu thống kê, và các minh hoạ.
 
008/21     n
245   00$aWall Street journal.
 
008/21     n
245   04$aThe Washington post.
 
p - Xuất bản phẩm định kỳ
Mã p cho biết tài liệu chứa các bài báo riêng biệt, truyện, hoặc các bài viết khác,... và được xuất bản hoặc phân phối thường định kỳ lớn hơn hàng năm.
 
008/21     p
245   04$aThe U.F.O. investigator.
 

22  Hình thức nguyên bản (006/05)            

Mã chữ cái một ký tự cho biết rõ dạng tài liệu mà trong đó xuất bản phẩm nhiều kỳ nguyên bản được xuất bản. Trong trường hợp xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản cùng một lúc dưới nhiều dạng, hoặc khi khó xác định dạng được xuất bản có phải là bản gốc hay không, thì tài liệu đầu tiên nhận được hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu được coi là hình thức nguyên bản về mặt vật lý. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không thuộc một trong các hình thức dưới đây
Mã khoảng trống (#) cho biết tài liệu nguyên bản không được mô tả bằng một trong các mã dưới đây.
a - Vi phim
Mã a cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng vi phiếu.
c - Tấm mờ vi hình
Mã c cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng tấm mờ vi hình.
d - In cỡ chữ to
Mã d cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng cỡ chữ lớn.
e - Dạng báo
Mã e cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng báo. Dạng báo là khi tài liệu được in trên giấy in báo và/hoặc nhìn giống như báo. Xuất bản phẩm nhiều kỳ không đòi hỏi phải đúng như dạng báo (có nghĩa là mã dạng của xuất bản phẩm nhiều kỳ ở vị trí 008/21 không nhất thiết phải là mã n).
f - Chữ nổi
Mã f cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản dưới dạng chữ nổi.
s - Tài liệu điện tử
Mã s cho biết tài liệu nguyên bản được xuất bản để xử lý bằng máy tính. Tài liệu có thể được lưu trữ trên vật mang tin, truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi phải dùng các thiết bị ngoại vi (thí dụ như máy đọc CD-ROM). Mã này không sử dụng cho tài liệu mà chúng không đòi hỏi phải dùng máy tính (thí dụ, đĩa nhạc compact, đĩa hình).
 

23       Hình thức tài liệu (006/06)

Mã chữ cái một ký tự cho biết rõ hình thức của xuất bản phẩm nhiều kỳ đang được mô tả. Ký tự lấp đầy (|) sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không thuộc một trong các hình thức dưới đây
Mã khoảng trống (#) cho biết tài liệu không thuộc một trong các mã dưới đây.
a - Vi phim
Mã a cho biết tài liệu là vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết tài liệu vi phiếu.
c - Tấm mờ vi hình
Mã c cho biết tài liệu là tấm mờ vi hình.
d - In cỡ chữ to
Mã d cho biết tài liệu được in cỡ chữ lớn.
f - Chữ nổi
Mã f cho biết tài liệu là dạng chữ nổi.
r - ấn phẩm thông thường
Mã r cho biết tài liệu là phiên bản in thường có thể đọc được bằng mắt thường, như bản sao.
s - Tài liệu điện tử
Mã s cho biết tài liệu được xuất bản để xử lý bằng máy tính. Tài liệu có thể được lưu trữ trên vật mang tin, truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi phải dùng các thiết bị ngoại vi (thí dụ như máy đọc CD-ROM). Mã này không sử dụng cho tài liệu mà chúng không đòi hỏi phải dùng máy tính (thí dụ, đĩa nhạc compact, đĩa hình).
 

24   Bản chất của toàn bộ xuất bản phẩm (006/07)

Mã chữ cái một ký tự cho biết bản chất của xuất bản phẩm nhiều kỳ nếu nó chỉ bao gồm hoàn toàn một dạng nào đó của tài liệu. Nó được sử dụng để cho biết dạng xuất bản phẩm của tài liệu và phân biệt với nội dung của nó. Nếu tài liệu thuộc nhiều dạng, thì các dạng đều được ghi vào 008/25-27 (Bản chất nội dung) và vị trí 008/24 được mã hoá một khoảng trống (#). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không rõ
Mã khoảng trống (#) cho biết bản chất của toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là không được xác định rõ.
a - Tóm tắt/chú giải
Mã a cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các tóm tắt hoặc chú giải về các ấn phẩm khác.
b - Thư mục
Mã b cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là thư mục hoặc các bản thư mục.
008/24     b
245   00$aBibliographie des Schriftums fur den Bereich der Haushaltswissenschaft.
c -Bảng mục lục/catalo
Mã c cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là bảng mục lục (nghĩa là tập hợp các danh mục tài liệu, như mục lục sách, mục lục chủ đề,...).
 
008/24     c
245   00$aLempertz-Katalog.
 
d - Từ điển
Mã d cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là từ điển, từ điển thuật ngữ, hoặc từ điển địa lý. Sách dẫn được mã hoá như các bảng tra (mã i). Từ điển tiểu sử nhiều kỳ được mã hoá như tiểu sử (mã h).
e - Bách khoa thư
Mã e cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là bách khoa thư hoặc luận bàn bách khoa thư về chủ đề cụ thể.
 
008/24     e
245   00$aEncyclopedia of social work.
 
f - Tài liệu tra cứu
Mã f cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là tài liệu tra cứu.
g - Bài báo pháp luật
Mã g cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các bài báo về các chủ đề pháp luật, thí dụ như các bài báo được xuất bản trong tạp chí của trường luật.
h - Tiểu sử
Mã h cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa tư liệu tiểu sử, hoặc dạng tự truyện, hoặc tiểu sử cá nhân hay tập thể. Gia phả không được mã hoá như tiểu sử.
i - Bảng tra
Mã i cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là bảng tra của tài liệu thư mục (thí dụ, tạp chí tra cứu).
 
008/24     i
245   00$aDeutsche Bibliographie. $pHalbjahres-Verzeichnis.
 
k - Danh mục âm nhạc
Mã k cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là danh mục hoặc các danh mục âm nhạc, hoặc thư mục về bản ghi âm.
 
008/24     k
245   00$aJournal of jazz discography.
 
l - Pháp luật
Mã l cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các văn bản đầy đủ hoặc một phần của các đạo luật của cơ quan lập pháp, được xuất bản dưới dạng quy chế hoặc dưới dạng bộ luật. Mã l cũng được sử dụng khi tài liệu chứa các quy tắc và quy định được xuất bản bởi các cơ quan hành chính hoặc hành pháp.
 
008/24     l
245   00$aTax legislation bulletin.
 
m - Luận án
Mã m cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa luận án, luận văn hoặc các công trình được tạo phù hợp với yêu cầu về trình độ và bằng cấp khoa học.
 
008/24     m
245   00$aTheses in progress in Commonwealth studies.
 
n - Tổng quan tài liệu theo chủ đề
Mã n cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa tổng luận có thẩm quyền về một chủ đề, thường có danh mục tài liệu tham khảo.
o - Tổng luận phân tích
Mã o cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là tổng luận phân tích về các tài liệu đã được xuất bản hoặc in ấn (thí dụ, sách, phim, bản ghi âm, kịch,...)
p - Văn bản lập trình
Mã p cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là văn bản lập trình.
q - Danh mục phim
Mã q cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là danh mục phim hoặc các danh mục phim.
r - Danh bạ
Mã r cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là chỉ dẫn hoặc sổ ghi chép của cá nhân hoặc tập thể. Từ điển tiểu sử nhiều kỳ được mã hoá như tiểu sử (mã h).
s - Thống kê
Mã s cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ là tập hợp dữ liệu thống kê về một chủ đề. Mã này không được sử dụng cho các tài liệu về phương pháp luận thống kê.
t - Báo cáo kỹ thuật
Mã t cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa tài liệu báo cáo kỹ thuật. Đây là công trình về kết quả nghiên cứu khoa học hoặc bản thuyết minh kỹ thuật, thí nghiệm, hoặc bản đánh giá, được trình bày dưới dạng phổ biến cho cán bộ kỹ thuật.
v - Vấn đề pháp luật và giải đáp
Mã v cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các bài thảo luận, thí dụ như các bài bình luận trong tạp chí trường luật, về các vụ kiện đặc biệt đã được xử hoặc chưa được xử bởi toà án hoặc các cơ quan hành chính.
w - Tài liệu và báo cáo pháp luật
Mã w cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa văn bản pháp luật của toà án hoặc của các cơ quan hành chính. Mã cũng được sử dụng khi tài liệu chứa văn bản đạo luật về sự phán quyết của toà án.
z - Hợp đồng
Mã z cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các bản hợp đồng hoặc bản hiệp ước đàm phán giữa hai hoặc nhiều bên để giải quyết các vấn đề bất đồng, thiết lập quan hệ, chuyển nhượng quyền,...
008/24     z
245   00$aGuide to United States treaties in force.
 

25-27  Bản chất nội dung tài liệu (006/08-10)

Mã chữ cái một ký tự cho biết bản chất nội dung của một vài dạng tài liệu. Thông thường một mã cụ thể chỉ được sử dụng nếu một phần quan trọng của tài liệu là dạng tài liệu được thể hiện bằng mã đó. Thông tin về các vị trí ký tự này thường được rút ra từ các vùng mô tả khác của biểu ghi thư mục (thí dụ, trường 245 (Thông tin về nhan đề), 5XX các trường (Phụ chú), hoặc 6XX các trường (Tiêu đề bổ sung chủ đề)). Sử dụng tối đa ba mã, theo trật tự vần chữ cái. Nếu có dưới ba mã, thì các mã được phẳng vào bên trái, các vị trí không được sử dụng sẽ chứa khoảng trống (#). Nếu có nhiều hơn ba mã phù hợp với xuất bản phẩm tiếp tục, thì chỉ chọn ba mã quan trọng nhất và nhập theo trật tự chữ cái. Nếu như không có mã nào phù hợp thì tất cả các vị trí chứa khoảng trống (###). Ba ký tự lấp đầy (|||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở các vị trí ký tự này.
# - Không rõ
Mã khoảng trống (#) cho biết bản chất nội dung của xuất bản phẩm nhiều kỳ là không được xác định rõ.
 
008/24     #
008/25-27           ###
245   00$Journal of Ayurveda = $b ...
          [Bản chất nội dung không xác định rõ]
 
a - Tóm tắt/chú giải
Mã a cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa tóm tắt hoặc chú giải về các ấn phẩm khác. Mã này không được sử dụng khi ấn phẩm chứa tóm tắt hoặc chú giải về nội dung của chính nó.
 
008/24     #
008/25-27           a##
245   00$aReview of applied entomology. $nSeries B, $pMedical and veterinary.
650   #2$aVeterinary entomology $xSummary $xSerials
 
b - Thư mục
Mã b cho biết  phần chính  của xuất bản phẩm nhiều kỳ là thư mục hoặc các bản thư mục. Mã này chỉ được sử dụng khi thư mục đó có tầm quan trọng cần nêu trong biểu ghi thư mục. Ghi chú: Bởi vì các bản thư mục cũng đã đề cập một phần trong định nghĩa của mã n, nên mã b không được sử dụng khi  có mã n.
008/24     #
008/25-27           ###
504   ##$aKèm theo thư mục.
c - Bảng thư mục
Mã c cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm bảng thư mục (nghĩa là tập hợp danh mục tài liệu trong một sưu tập). Nó cũng bao gồm danh mục các đối tượng sưu tập được, thí dụ như tem, tiền xu, hoặc catalo thương mại. Đối với các catalo sách, bản ghi âm, hoặc phim, mã b (Thư mục), mã k (Danh mục bản nhạc), hoặc mã q (Danh mục phim), được nhập cùng với mã c.
 
008/24     #
008/25-27           ci#
245   00$aBook auction records.
650   #0$aBook auction $xCatalogs $vIndex.
d - Từ điển
Mã d cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm từ điển, danh sách thuật ngữ, hoặc từ điển tên địa lý. Sách dẫn bảng chỉ mục được mã hoá như các bảng tra (mã i). Mã h được dùng cho từ điển tiểu sử nhiều kỳ.
e - Bách khoa thư
Mã e cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm bách khoa thư hoặc luận bàn bách khoa thư về chủ đề cụ thể.
f - Tài liệu tra cứu
Mã f cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm tài liệu tra cứu.
g - Bài báo pháp luật
Mã g cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm các bài báo về các chủ đề pháp luật, thí dụ như các bài báo được xuất bản trong tạp chí của trường luật.
h - Tiểu sử
Mã h cho biết một phần quan trọng của xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa tư liệu tiểu sử, hoặc dạng tự truyện, hoặc tiểu sử cá nhân hay tập thể. Gia phả không được mã hoá như tiểu sử.
i - Bảng tra
Mã i cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm bảng tra cho tài liệu thư mục khác với bản thân tài liệu đó (thí dụ, tạp chí tra cứu). Mã i không dùng cho xuất bản phẩm chứa bảng tra cho nội dung của chính nó.
k - Danh mục bản nhạc
Mã k cho biết một phần quan trọng của xuất bản phẩm nhiều kỳ là danh mục bản nhạc hoặc các danh mục bản nhạc, hoặc thư mục về bản ghi âm. Mã chỉ được dùng khi danh mục bản nhạc khá quan trọng và được nêu trong biểu ghi thư mục. Đối với các danh mục như là bảng thư mục thì nhập cả hai mã k và c (Bảng thư mục).
l - Pháp luật
Mã l cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các văn bản đầy đủ hoặc một phần của các đạo luật của hội đồng luật, được xuất bản dưới dạng quy chế hoặc dưới dạng luật. Mã l cũng được sử dụng khi tài liệu chứa các quy tắc và quy định được xuất bản bởi các cơ quan hành chính hoặc hành pháp.
m - Luận án
Mã m cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa dạng đầy đủ hoặc một phần luận án, luận văn hoặc các công trình được tạo ra để đáp ứng đòi hỏi về trình độ và bằng cấp khoa học.
n - Tổng quan tài liệu theo chủ đề
Mã n cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm tổng luận có thẩm quyền về một chủ đề, thường có danh mục tài liệu tham khảo bên trong tài liệu hoặc một bản thư mục. Ghi chú: Vì các bản thư mục là một phần trong định nghĩa của mã n, nên mã b (Thư mục) sẽ không được ghi khi có mã n.
o - Tổng luận phân tích
Mã o cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm tổng luận phân tích về các tài liệu đã được xuất bản hoặc in ấn (thí dụ, sách, phim, bản ghi âm, kịch,...)
p - Văn bản lập trình
Mã p cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa văn bản lập trình.
008/24     #
008/25-27           p##
245   00$aClinical exercises in internal medicine.
650   #2$aInternal medicine $xProgram text.
q - Danh mục phim
Mã q cho biết một phần quan trọng của xuất bản phẩm nhiều kỳ là danh mục phim hoặc các danh mục phim. Mã chỉ được dùng khi các bản danh mục phim khá quan trọng và được nêu trong biểu ghi thư mục. Đối với các danh mục phim cũng là catalo, thì cả hai mã q và mã c (Mục lục) đều được dùng.
r - Danh bạ
Mã r cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm danh bạ hoặc sổ đăng ký của cá nhân hoặc tập thể. Từ điển tiểu sử nhiều kỳ được mã hoá như tiểu sử (mã h).
s - Thống kê
Mã s cho biết một phần quan trọng của xuất bản phẩm nhiều kỳ là tập hợp dữ liệu thống kê về một chủ đề. Mã này không được sử dụng cho các tài liệu về phương pháp luận thống kê.
 
008/24     #b
008/25-27           bs#
245   00$aList of statistical series collected by international organizations.
t - Báo cáo kỹ thuật
Mã t cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm tài liệu báo cáo kỹ thuật. Báo cáo kỹ thuật là công trình về kết quả nghiên cứu khoa học hoặc phát triển công nghệ, thí nghiệm, hoặc đánh giá, được trình bày dưới dạng phù hợp cho phổ biến cho cán bộ kỹ thuật.
v - Các vụ kiện và chú giải
Mã v cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa các tranh luận của vụ kiện, thí dụ như các bài tranh luận nêu trong bình luận vụ án trong tạp chí trường luật, về các vụ kiện đặc biệt đã được xử hoặc chưa được xử bởi toà án hoặc các cơ quan hành chính.
w - Tài liệu và báo cáo pháp luật
Mã w cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm văn bản về các quyết định của toà án hoặc của các cơ quan hành chính. Mã cũng được sử dụng khi tài liệu chứa văn bản phân tích các quyết định đó.
z - Hợp đồng
Mã z cho biết toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm các hợp đồng hoặc thoả thuận giữa hai hoặc nhiều bên để giải quyết các vấn đề bất đồng, thiết lập quan hệ, chuyển nhượng quyền,...
 

28   Xuất bản phẩm chính phủ (006/11)      

Mã chữ cái một ký tự cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ có phải được xuất bản hoặc sản xuất bởi hoặc cho các cơ quan quốc tế, chính quyền quốc gia, bang, tỉnh, hoặc địa phương, hoặc các chi nhánh của cơ quan đó, và mô tả cấp độ pháp quyền của cơ quan đó. Cơ quan chính phủ và tất cả các chi nhánh của nó được xử lý như các cơ quan chính phủ cho dù nó có được đưa lên làm tiêu đề hay không (có nghĩa được là được đưa lên dưới dạng pháp nhân hoặc không). Trong biểu ghi thư mục, cơ quan có thể không nhất thiết là tiêu đề mô tả chính hoặc mô tả bổ sung, nhưng có thể được gọi là nhà xuất bản,... trong việc xuất bản, phân phối,.. hoặc là cơ quan yêu cầu tài liệu phải được xuất bản (thường là khi cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu). Khi có nghi ngờ, thì xử lý tài liệu như một xuất bản phẩm chính phủ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
Hướng dẫn về một số dạng của xuất bản phẩm
Các nước xã hội chủ nghĩa- Vì việc mã hoá tất cả các tài liệu được xuất bản ở các nước xã hội chủ nghĩa như các xuất bản phẩm chính phủ sẽ hạn chế lợi ích yếu tố này, việc mã hoá chỉ được sử dụng cho một số cơ quan được coi như tương đương cơ quan chính phủ ở nước không phải xã hội chủ nghĩa. Khi mã hoá tài liệu theo cách này, nếu có nghi ngờ, thì xử lý tài liệu như một xuất bản phẩm chính phủ.
Hai cấp- Nếu một tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất cùng bởi nhiều cơ quan chính phủ từ hai cấp khác nhau, thì nhập mã của cơ quan chính phủ cấp cao hơn.
Xuất bản phẩm của viện khoa học- ở Hoa Kỳ, các tài liệu được xuất bản bởi các viện nghiên cứu được coi như xuất bản phẩm chính phủ nếu như các cơ quan đó được tạo lập và kiểm soát bởi Chính phủ.
Nhà xuất bản trường đại học- ở Hoa Kỳ, các tài liệu được xuất bản bởi các nhà in của trường đại học được coi là xuất bản phẩm của chính phủ nếu như nhà in được thành lập hoặc kiểm soát bởi Chính phủ (thí dụ, nhà in của trường đại học của các bang ở Hoa Kỳ).
# - Không phải xuất bản phẩm chính phủ
Mã # cho biết tài liệu không được xuất bản bởi cơ quan chính phủ.
008/28     #
110   2#$aRand McNally.
 
008/28     #
245   02$aA guidebook of United States coins.
a - Thành phần tự trị hoặc bán tự trị
Mã a cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho hoặc cho cơ quan chính phủ thuộc thành phần tự trị hoặc bán tự trị của một nước.
 
008/28     a
110   1#$aSabah.
c - Nhiều địa phương
Mã c cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan có tư cách pháp nhân của nhiều địa phương được xác định như sự phối hợp vùng về tổ chức pháp nhân dưới cấp bang.
 
008/28     c
110   2#$aRegion parisienne (France)
 
f - Liên bang/quốc gia
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ quốc gia hoặc liên bang, thí dụ như quốc gia có chủ quyền như Canađa. Mã f được sử dụng cho chính phủ Anh, Wales, Scốtlen, Bắc Airơlen. Mã f cũng được sử dụng cho khu tự trị bộ tộc người Mỹ da đỏ.
 
008/28     f
110   1#$aItaly. $bMinistero degli affari esteri.
 
i - Tổ chức liên chính phủ quốc tế          
Mã i cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho tổ chức liên chính phủ quốc tế.
 
008/28     i
110   2#$aWorld Health Organization.
 
l - Địa phương
Mã l cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính quyền địa phương như tỉnh, thành phố, thị trấn,...
 
008/28     l
110   1#$aNew York (N.Y.)
 
m - Nhiều bang
Mã m cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho sự phối hợp của các cơ quan có tư cách pháp nhân các cấp bang, tỉnh, địa hạt,...
 
008/28     m
110   2#$aLake Erie Regional Transportation Authority.
 
o - Xuất bản phẩm chính phủ - không xác định được cấp độ
Mã o cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ nhưng về cấp  không được xác định.
 
s - Bang, tỉnh, hạt, quận...
Mã s cho biết cấp của cơ quan chính phủ là bang, tỉnh, hạt,...
 
008/28     s
110   1#$aWisconsin. $bCommissioners of Fisheries.
 
u - Không biết tài liệu có phải là xuất bản phẩm chính phủ hay không
Mã u cho biết không biết tài liệu có phải được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ hay không.
z - Các loại khác
Mã z cho biết đây là xuất bản phẩm chính phủ nhưng không một mã nào khác phù hợp.
 

29   Xuất bản phẩm hội nghị             

Mã chữ số một ký tự cho biết tài liệu là xuất bản phẩm nhiều kỳ có chứa hoặc không có các biên bản, báo cáo, tóm tắt của hội nghị. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí 008 này. Các dạng xuất bản phẩm sau đây không thuộc xuất bản phẩm hội nghị:
-     Các công trình được tạo nên dựa trên một bài báo;
-     Các bản điều trần của cơ quan pháp luật;
-     Các khoá học ở trường (trừ khi tiêu đề chính là tên hội nghị).
    Các dạng xuất bản phẩm sau đây được coi là xuất bản phẩm hội nghị:
-     Biên bản hội nghị, bao gồm tuyển tập hoặc tập hợp từng phần các bài báo (hoặc các bài viết, tiểu luận,..trên giấy) được trình bày ở các hội nghị hoặc hội thảo;
-     Tuyển tập từng phần, được xác định như một công trình chứa hai hoặc nhiều hơn các bài báo (hoặc các bài viết, tiểu luận,..trên giấy) được trình bày ở các hội nghị hoặc hội thảo;
-     Tuyển tập các bài in trước của các bài báo hội nghị.
 
0 - Không phải xuất bản phẩm hội nghị
Mã 0 cho biết công trình không phải xuất bản phẩm hội nghị.
 
008/29     0
245   00$aJournal of family therapy....
1 - Xuất bản phẩm hội nghị
Mã 1 cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ là xuất bản phẩm hội nghị.
 
008/29     1
245   10$aCompte rendu du congrès /$cAssociation des bibliothécaires du Québec.
 

30-32  Không xác định (006/13-15)

Vị trí ba ký tự này không được xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

33  Vần chữ cái hoặc chữ viết gốc của nhan đề (006/16)

Mã chữ cái một ký tự cho biết vần chữ cái hoặc chữ viết gốc của nhan đề trên tài liệu nguồn, dựa vào để tạo nhan đề khoá (trường 222). Nếu như không có nhan đề khoá, thì giá trị mã sẽ gắn với nhan đề chính (trường 245). Yếu tố dữ liệu này là bắt buộc đối với biểu ghi thư mục mà được tạo hoặc được cập nhật bởi các trung tâm tham gia vào Hệ thống Dữ liệu Xuất bản phẩm nhiều kỳ Quốc tế (ISDS). Đối với những biểu ghi không phải của ISDS, vị trí trường 008/33 là không bắt buộc. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không ghi chữ cái hoặc chữ viết gốc/Không có nhan đề khoá
Mã # cho biết không nhập chữ cái hoặc chữ viết gốc của nhan đề. Đối với các biểu ghi thư mục thì không chứa trường 222 (Nhan đề khoá), mã khoảng trống (#) luôn được dùng thay cho mã về chữ cái hoặc chữ viết gốc của nhan đề chính ở trường 245 (Thông tin về nhan đề).
a - Bộ chữ Latinh gốc
Mã a cho biết chữ cái gốc của nhan đề là chữ cái Latinh và không bao gồm bất cứ các dấu phụ hoặc ký tự đặc biệt nào. Các ngôn ngữ thường được đi cùng với mã a bao gồm: ngôn ngữ Baxcơ, tiếng Anh, tiếng Latinh, ngôn ngữ xứ Wales, và một số ngôn ngữ của Trung Phi và Nam Phi.
 
008/33     a
222   #0$aNewsweek
 
b - Bộ chữ Latinh mở rộng
Mã b cho biết chữ cái gốc của nhan đề là ngôn ngữ bộ chữ cái Latinh có chứa cả các dấu phụ hoặc ký tự đặc biệt. Hầu hết các ngôn ngữ Tây Âu, thì đều thuộc về nhóm này, ngoại trừ tiếng Anh.
 
008/33     b
222   #0$aRevista de biologia del Uruguay
 
Chú ý rằng mã b được sử dụng nếu bản thân ngôn ngữ là loại có chứa dấu phụ cho dù nhan đề của tài liệu đang xử lý không chứa bất cứ một ký tự nào từ chữ cái mở rộng.
 
008/33     b
222   #0$aNew Brunswick police journal
245   00$aJournal de la police de Nouveau Brunswick.
 
c - Chữ Kyrinlic
Mã c cho biết chữ cái nguyên gốc của nhan đề là chữ cái Kyrinlic.
 
008/33     c
245   00$aPravda
 
d - Chữ Nhật
Mã d cho biết chữ viết gốc của nhan đề là chữ Nhật. Tiếng Nhật thường không có chữ cái. Người ta sử dụng hai kiểu chữ (Hirogana và Katakana) và chữ tượng hình của Trung quốc.
 
008/33     d
245   00$aNihon kagaku zasshi
 
e - Chữ Trung Quốc
Mã e cho biết chữ viết gốc của nhan đề là chữ Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc thường không có chữ cái. Người ta sử dụng hệ thống chữ tượng hình để diễn đạt âm thanh và lời nói đầy đủ.
 
008/33     e
222   #0$aTianjin yiyao
245   00$aT’ien-chin i yao
 
f - Chữ ả Rập
Mã f cho biết chữ cái gốc của nhan đề là chữ cái ả Rập.
 
008/33     f
245   00$aFikr wa-fann
 
g - Chữ Hy Lạp
Mã g cho biết chữ cái gốc của nhan đề là chữ cái Hy Lạp.
008/33     g
245   00$aMelissa tòn vivliòn
h - Chữ Hêbrơ
Mã h cho biết chữ cái gốc của nhan đề là chữ cái  Hêbrơ.
 
008/33     h
245   00$aShenaton Seminar ha-kibutsim.
 
i - Chữ Thái
Mã i cho biết chữ viết gốc của nhan đề là bộ chữ Thái.
j - Chữ Devanagari
Mã j cho biết chữ viết gốc của nhan đề là bộ chữ Devanagari.
 
008/33     j
245   00$aAtma visvasa
 
k - Chữ Triều Tiên
Mã k cho biết chữ viết gốc của nhan đề là chữ Triều Tiên. Ngôn ngữ Triều Tiên sử dụng hệ thống viết là chữ tượng hình biểu thị lời nói đầy đủ từ các hình tượng (Hangul). Họ cũng sử dụng cả chữ tượng hình cổ của Trung Quốc.
 
008/33     k
245   00$aTongguk nongnim
 
l - Chữ Tamin
Mã l cho biết chữ viết gốc của nhan đề là bộ chữ Tamil.
 
008/33     l
245   00$aKirutayukam.
 
u - Không biết
Mã u cho biết chữ cái gốc của nhan đề là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không mã nào khác phù hợp vớichữ cái/chữ viết gốc của nhan đề của xuất bản phẩm nhiều kỳ.
 
008/33     z
245   00$aSak art velos muzeumis moambe =$bBulletin du muséum de Géorgie.
         [Nhan đề bằng chữ cái Georgi và bộ chữ Latinh mở rộng]
 
Nó cũng được sử dụng khi nhan đề có nhiều hơn một loại chữ cái hoặc chữ viết.
 
008/33     z
222   #0$aReport - Osterreichische Landerbank
 

34  Biểu ghi lập theo từng tên thay đổi hay theo tên mới nhất

Mã chữ số một ký tự cho biết hoặc là xuất bản phẩm nhiều kỳ được biên mục theo tên đã thay đổi hoặc quy ước biên mục theo tên mới nhất. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
0 - Biều ghi lập theo từng tên thay đổi
Mã 0 cho biết biểu ghi lập theo quy ước tên đã thay đổi trong đó một biểu ghi mới sẽ được tạo lập mỗi lần 1) Nhan đề thay đổi, hoặc 2) Tác giả tập thể được sử dụng làm tiêu đề chính hoặc bổ ngữ nhan đề đồng nhất, thay đổi. (Nhan đề trước đó hoặc nhan đề kế tiếp hoặc tác giả/nhan đề được nhập vào trường liên kết (trường 780/785) trong từng biểu ghi.)
 
008/34     0
245   00$aHawaii medical journal
780   00$tHawaii medical journal and inter-island nurses bulletin $x0097-1030
 
008/34     0
110   2#$aChartered Institute of Transport.
245   00$aJournal.
780   00$a Institute of Transport (London. England). $tJournal
          [Biểu ghi trước AACR 2]
 
1 - Biểu ghi lập theo tên mới nhất
Mã 1 cho biết biểu ghi được lập theo quy ước tên mới nhất trong đó biểu ghi được biên mục theo nhan đề cuối cùng (là nhan đề mới nhất) hoặc cơ quan xuất bản. Tất cả các nhan đề cũ và/hoặc các cơ quan xuất bản cũ đều được nhập vào các phụ chú (các trường 247, 547, và 550). Cách biên mục theo tên mới nhất đã không còn áp dụng khi có Quy tắc Biên mục AACR.
 
008/34     1
247   10$aBritish Columbia financial times $f1914-June 1951
 
008/34     1
111 2#$aSymposium on Underwater Physiology.
245 10$aUnderwater physiology; $bproceedings.
550  ##$aTập của năm 1955 được xuất bản dưới tên cũ: Underwater Physiology Symposium.
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Viết hoa- Các mã chữ cái được viết thường.
Độ dài trường - Trường 008 luôn có bốn mươi (40) vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/20 Trung tâm ISSN
Các mã sau đây đã bị lỗi thời vào năm 1989 trong USMARC: 2 (Anh), 3 (Ôtxtrâylia), 5 (Trung tâm vùng Moskva), 6 (Cộng hoà Liên bang Đức), 7 (Pháp), 8 (Achentina), 9 (Nhật Bản), u (Không biết ). Những mã khác bị lỗi thời vào năm 1990 trong CAN/MARC: a (Phần Lan ), b (Nam Tư), c (Tunisi), d (Italia), e (Nigiêria), f (Thuỵ Điển), g (Niu Dilân), h (Đan Mạch), i (Ôtxtrâylia), j (Hà Lan), k (Braxin), l (Colômbia), m (Urugoay), n (Ireland), p (Thái Lan), q (Mêhicô), r (Na Uy), s (Ixraen), t (Ma rốc).
008/22 Dạng tài liệu của nguyên bản
g                 Băng giấy đục lỗ [Lỗi thời, 1987]
h                 Băng từ [Lỗi thời, 1987]
i                  Đa phương tiện [Lỗi thời, 1987]
x                 Phương tiện vật lý khác [Lỗi thời] [chỉ có USMARC]
z                 Loại khác [Lỗi thời, 1987]
Trước năm 1977, hình thức phương tiện khác được xác định bằng mã x; hiện nay sử dụng mã khoảng trống (#).
008/23       Hình thức tài liệu
#                 Không thuộc một trong các hình thức dưới đây
g                 Băng giấy đục lỗ [Lỗi thời]
h                 Băng từ [Lỗi thời]
i                  Đa phương tiện [Lỗi thời]
z                 Khác [Lỗi thời]
Mã #, g, h, i, và z bị lỗi thời vào năm 1987 khi vị trí 008/23 (Mã của hình thức phiên bản) đã được xác định lại cho thông tin về phương tiện tài liệu đang xử lý mà không phải cho các phiên bản thư mục. Mã # (Không phải phiên bản) được xác định lại vào năm 1987 khi  mục đích của 008/23 được thay đổi.
008/24       Bản chất của toàn bộ ấn phẩm
n                 Các vụ kiện và chú giải [Lỗi thời]
y                 Niên giám [Lỗi thời, 1988]
t                  Chương trình đào tạo của trường đại học [Xác định lại, 1997] [Chỉ có       CAN/MARC]
3                 Danh mục bản nhạc [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
4                 Danh mục phim [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
Trước năm 1979, Các vụ kiện và chú giải được xác định bằng mã n; hiện nay sử dụng mã v.
008/25-27 Bản chất nội dung tài liệu
n                 Các vụ kiện và phụ chú [Lỗi thời]
y                 Niên giám [Lỗi thời, 1988]
t                  Chương trình đào tạo của trường đại học [Xác định lại, 1997] [Chỉ có       CAN/MARC]
3                 Danh mục bản nhạc [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
4                 Danh mục phim [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
Trước năm 1979, Pháp luật và giải đáp được xác định bằng mã n; hiện nay sử dụng mã v.
008/28       Xuất bản phẩm chính phủ
n                 Xuất bản phẩm chính phủ - cấp độ không được xác định [Lỗi thời]
Trước năm 1979, cấp độ không xác định đã được định rõ là mã n; hiện nay sử dụng mã o.
008/30 có trang nhan đề [Lỗi thời]
Xác định này đã bị lỗi thời năm 1990. Các mã đã được xác định: # (Không có trang nhan đề được xuất bản riêng), a (Trong số xuất bản cuối cùng của tập, rời), b (Trong số xuất bản cuối cùng của tập, liền), c (Trong số xuất bản đầu tiên của tập tiếp theo, rời), d (Trong số xuất bản đầu tiên của tập tiếp theo, liền), e (Xuất bản không cùng nhau, miễn phí theo yêu cầu), f (Xuất bản không cùng nhau, miễn phí, tự động gửi), g (Xuất bản không cùng nhau, đặt mua, yêu cầu), u (Không biết), z (Có các trang nhan đề loại khác).
008/31 Có bảng tra [Lỗi thời]
Xác định này đã bị lỗi thời năm 1990. Các mã đã được xác định: # (Không có bảng tra được xuất bản), a (Mỗi số chứa bảng tra nội dung của nó (không có bảng tra của tập), rời), b (Trong xuất bản cuối cùng của tập, rời, đánh số trang riêng), c (Trong số xuất bản cuối cùng của tập, rời, không đánh số trang), d (Trong số xuất bản cuối cùng của tập, liền), e (Trong số xuất bản đầu tiên của tập tiếp theo, rời, đánh số trang riêng), f (Trong số xuất bản đầu tiên của tập tiếp theo, rời, không đánh số trang), g (Trong số xuất bản đầu tiên của tập tiếp theo, liền), h (Xuất bản không cùng nhau, miễn phí, tự động gửi), i (Xuất bản không cùng nhau, miễn phí, theo yêu cầu), j (Xuất bản không cùng nhau, nhà xuất bản đóng quyển, miễn phí, tự động gửi), k (Xuất bản không cùng nhau, nhà xuất bản đóng quyển, miễn phí, theo yêu cầu), l (Nhận được không cùng nhau, nhà xuất bản đóng quyển), m (Phụ trương hoặc tùng thư phụ, được lập bảng tra trong bảng tra của tạp chí gốc), u (Không biết), z (Có các bảng tra khác).
008/32       Có bảng tra tổng hợp [Lỗi thời]
Định nghĩa này bị lỗi thời năm 1990. Các mã đã được xác định: 0 (Không có bảng tra tổng hợp), 1 (Có bảng tra tổng hợp), u (Không biết).
008/34       Biểu ghi lập theo tên thay đổi hay theo tên mới nhất
Trước khi xác định trường có dữ liệu biến động 222 (Nhan đề khoá) vào năm 1975, vị trí 008/34 đã được xác định như nhan đề mà nó xuất hiện ở phần định danh tài liệu. Các mã đã được xác định: d (Khác nhau), t (Giống như trường 245), và m (Giống như các trường 1XX, kể cả 245).

008  TÀI LIỆU NHÌN (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Mã tài liệu nhìn của trường 008/18-34 được sử dụng khi trường Đầu biểu/06 (Dạng biểu ghi) chứa mã g (Tài liệu chiếu), mã k (Đồ hoạ hai chiều không chiếu), mã o (Bộ tài liệu), hoặc mã r (Vật thể nhân tạo hoặc tự nhiên 3 chiều). Các vị trí từ 01-17 và 35-39 của trường 008 được xác định giống nhau cho các trường 008 được mô tả trong phần 008- áp dụng cho tất cả các loại tư liệu.
Trường 008/18-34 tương ứng với các phần tử dữ liệu đã được xác định tương đương với vị trí trong trường 006/01-17 khi vị trí trường 006/00 (Hình thức tài liệu) chứa mã g, k, o hoặc r. Chi tiết về các mã cụ thể được xác định ở vị trí ký tự tương ứng trong trường 006 và 008 về tài liệu nhìn đã được chỉ dẫn cụ thể trong phần Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung của trường 008 - Tài liệu nhìn.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18-20   Thời gian chiếu phim hay chạy băng hình (006/01-03)

Các vị trí ký tự này chứa chữ số chỉ rõ tổng thời gian chiếu phim hay chạy băng hình. Độ dài được nhập bằng ba chữ số, được căn phải và vị trí không sử dụng nhập số không. Ba ký tự lấp đầy (|||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở phần tử dữ liệu này.
000 - Thời gian chiếu phim vượt quá ba ký tự
Mã 000 chỉ rằng thời gian chiếu phim vượt quá ba ký tự.
 
008/18-20           000
300   ##$a30 băng videocasset (mỗi băng 52 phút) : $b âm thanh., màu. : $c1/2 inch.
001 - 999 - Thời gian chiếu phim
Dải các mã dùng để ghi thời gian chiếu phim là tất cả các số trong khoảng từ 1 đến 999. Thời gian chiếu phim mà ít hơn ba chữ số được căn phải, vị trí không sử dụng được nhập số không.
 
008/18-20           052
300   ##$a1 cuộn phim (52 phút.) : $bâm thanh., màu.; $c16 mm.
 
008/18-20           180
300   ##$a12 băng ghi hình (mỗi băng 15 phút) : $bâm thanh., màu.; $c1 inch.
 
008/18-20           024
300   ##$a3 cuộn phim (24 phút.) : $bâm thanh., màu.; $c16 mm.
505   0#$aBirds of Maryland (5 phút., 21 giây.) - Birds of Virginia
(10 phút., 15 giây.) - Birds of Delaware (8 phút., 6 giây.)
 
nnn - Không áp dụng
Mã nnn cho biết thời gian chiếu phim là không được áp dụng, thí dụ như trong trường hợp tài liệu không phải là phim hay băng ghi hình.
 
008/18-20           nnn
300   ##$a121 tấm phim đèn chiếu : $bmàu.; $c12x2 inch. + $e1 tài liệu dành cho giáo viên.
          [Mã nnn cho biết tài liệu không phải là phim hay băng ghi hình.]
 
--- - Không biết
Mã --- cho biết thời gian chiếu phim là không được biết.
008/18-20           ---
300   ##$a1 videocasset : $bâm thanh., màu.; $c3/4 inch.
          [Thời gian chạy băng không có trong biểu ghi.]
 

21   Không xác định (006/04)

Vị trí ký tự này là không được xác định; nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

22   Đối tượng sử dụng (006/05)

Mã chữ cái một ký tự miêu tả đối tượng sử dụng tài liệu. Nó được dùng chủ yếu cho các tài liệu nghe nhìn mang tính giáo dục. Khi nội dung của tài liệu phù hợp với nhiều hơn một đối tượng sử dụng, thì mã sẽ ghi cho đối tượng sử dụng phù hợp nhất. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí  này.
# - Không biết hoặc không rõ
Mã khoảng trống (#) cho biết đối tượng sử dụng tài liệu là không được biết hoặc là không rõ. Mã # được dùng cho tất cả các tài liệu đồ hoạ gốc hoặc tài liệu đồ hoạ lịch sử.
 
008/22     #
245   00$a1 Quantum mechanics.
 
a - Trẻ trước tuổi đến trường
Mã a cho biết tài liệu dùng cho trẻ trước tuổi đến trường (tức là trẻ con nhưng không bao gồm trẻ mẫu giáo)
 
008/22     a
245   04 $aThe Magic color wheel.
 
b - Học sinh tiểu học
Mã b cho biết tài liệu dùng cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp ba.
 
008/22     b
245   14 $aThe alphabet.
 
c - Trung học cơ sở
Mã c cho biết tài liệu dùng cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 8.
 
008/22     c
245   00$aPearl Harbor $h[phim điện ảnh].
 
d - Trung học phổ thông
Mã d cho biết tài liệu dùng cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
 
008/22     d
245   00$aBuilding of the Panama Canal.
 
e - Người lớn
Mã e cho biết tài liệu dùng cho người lớn.
008/22     e
245   00$aSquare dancing : $badvanced level calls.
f - Chuyên gia
Mã f cho biết dạng tài liệu dùng riêng cho một số đối tượng độc giả nhất định, nội dung của nó ít gây được sự quan tâm với các đối tượng khác. Thí dụ như: 1) Phim đào tạo rất chuyên về kỹ thuật;2) Những tài liệu giáo dục đặc biệt cho người bị tàn tật về vật lý hoặc tâm thần; và 3) Tài liệu dùng cho đối tượng sử dụng hạn chế, thí dụ, những người làm việc cho một tổ chức độc lập.
 
008/22     f
245      00$aProper use of the Scubapro buoyancy compensator
          $h[Băng ghi hình].
          [Băng đi kèm với thiết bị đặc biệt
]
g - Đại chúng
Mã g cho biết dạng tài liệu dành cho đại chúng và không phải dành cho đối tượng có trình độ học vấn cao. Mã này được dùng cho các tài liệu khoa học viễn tưởng mà không thích hợp với những mã khác.
 
008/22     g
245   00$aTo fly $h[phim điện ảnh].
 
j - Vị thành niên
Mã j cho biết tài liệu nhằm vào trẻ em hoặc thanh niên lứa tuổi 15 hoặc học sinh lớp 9. Mã được sử dụng khi người biên mục không muốn một mã cụ thể khác cho đối tượng sử dụng là vị thành niên.
 

23-27  Không xác định (006/06-10)             

Năm vị trí ký tự này là không được xác định; mỗi  vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

G28  Xuất bản phẩm chính phủ (006/11)

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu được xuất bản hay sản xuất bởi cơ quan quốc tế, tỉnh, nhà nước, bang, hay địa phương, hoặc bởi bất kỳ một đoàn thể nào, đồng thời cũng nói rõ cấp độ pháp quyền của cơ quan đó. Cơ quan chính phủ và tất cả các chi nhánh của nó được xử lý như các cơ quan chính phủ không phụ thuộc vào cách nó có được làm tiêu đề (có nghĩa được là được đưa lên ở dạng pháp nhân hoặc không). Trong biểu ghi thư mục, cơ quan không nhất thiết phải là tiêu đề mô tả chính hoặc mô tả bổ sung, nhưng có thể được gọi là nhà xuất bản,... trong vùng xuất bản, phân phối,.. hoặc là cơ quan yêu cầu tài liệu phải được xuất bản (thường là do cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu). Khi có nghi ngờ, thì xử lý tài liệu như một xuất bản phẩm chính phủ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
Hướng dẫn một số dạng xuất bản phẩm
Các nước xã hội chủ nghĩa- Vì việc mã hoá tất cả các tài liệu được xuất bản ở các nước xã hội chủ nghĩa như các xuất bản phẩm chính phủ sẽ hạn chế ích lợi của yếu tố này, mã này chỉ được sử dụng cho một số cơ quan được coi giống như cơ quan chính phủ ở nước không phải xã hội chủ nghĩa. Khi mã hoá tài liệu theo cách này, nếu có nghi ngờ, thì xử lý tài liệu như một xuất bản phẩm chính phủ.
Hai cấp- Nếu một tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất cùng bởi nhiều cơ quan chính phủ từ hai cấp khác nhau, thì nhập mã của cơ quan chính phủ cấp cao hơn.
Xuất bản phẩm của viện khoa học- ở Hoa Kỳ, các tài liệu được xuất bản bởi các viện khoa học được coi như xuất bản phẩm chính phủ nếu như các cơ quan đó được tạo lập và kiểm soát bởi Chính phủ.
Nhà xuất bản trường đại học- ở Hoa Kỳ, các tài liệu được xuất bản bởi các nhà xuất bản của trường đại học được coi là xuất bản phẩm chính phủ nếu như nhà xuất bản đó được tạo lập và kiểm soát bởi chính phủ (thí dụ, nhà xuất bản của trường đại học của các bang ở Hoa Kỳ).
# - Không phải xuất bản phẩm chính phủ
Mã khoảng trống (#) cho biết tài liệu không được xuất bản bởi hoặc cho cơ quan chính phủ.
 
008/28     #
110   $aUnited Artists.
 
008/28     #
260   ##$aNew York : $bTime-Life Books, $c1976.
 
a - Thành phần tự trị hoặc bán tự trị
Mã a cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ thuộc thành phần tự trị hoặc bán tự trị của một nước.
 
008/28     a
110   1#$aSabah.
 
c - Nhiều địa phương
Mã c cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan pháp nhân nhiều địa phương, là loại tổ chức phối hợp vùng của những pháp nhân dưới cấp bang.
 
008/28     c
110   2#$aWashington Metropolitan Area Transit Authority.
 
f - Liên bang/quốc gia
Mã f cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ quốc gia hoặc liên bang, thí dụ như quốc gia có chủ quyền như Canađa. Mã f được sử dụng cho chính phủ Anh, Wales, Scốtlen, Bắc Airơlen. Mã f cũng được sử dụng cho các khu tự trị bộ tộc người da đỏ Mỹ.
 
008/28     f
110   1#$aUnited States. $bNational Park Service.
 
i - Tổ chức liên chính phủ quốc tế          
Mã i cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho tổ chức liên chính phủ quốc tế.
 
008/28     i
110   2#$aOrganization of American States.
 
l - Địa phương
Mã l cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho pháp nhân chính quyền địa phương như tỉnh, thành phố, thị trấn,...
 
008/28     l
110   1#$aZanesville (Ohio)
 
m - Nhiều bang
Mã m cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho một tổ chức  phối hợp vùng về mặt pháp nhân của các cấp như bang, tỉnh, địa hạt,...
 
008/28     m
110   2#$aTennessee Valley Authority.
 
o - Xuất bản phẩm chính phủ - không xác định được cấp
Mã o cho biết tài liệu được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ nhưng về cấp pháp nhân không xác định được.
s - Bang, tỉnh, hạt, quận...
Mã s cho biết cấp pháp nhân của cơ quan chính phủ là cấp bang, tỉnh, hạt,...
 
008/28     s
110   1#$aPuerto Rico. $bLegislative Assembly.
u - Không biết tài liệu có phải là xuất bản phẩm chính phủ hay không
Mã u cho biết không biết được tài liệu có phải được xuất bản hoặc được sản xuất bởi hoặc cho cơ quan chính phủ hay không.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với xuất bản phẩm chính phủ.

29   Hình thức của tư liệu nhìn (006/12)

Mã chữ cái một ký tự cho biết hình thức của tài liệu đang xử lý. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không thuộc một trong các hình thức dưới đây
Mã # cho biết tài liệu không được thể hiện bằng một trong các mã dưới đây
a - Vi phim
Mã a cho biết tài liệu là vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết tài liệu vi phiếu.
c - Tấm mờ vi hình
Mã c cho biết tài liệu là tấm mờ vi hình.
d - In cỡ to
Mã d cho biết tài liệu được in cỡ chữ lớn.
f - Chữ nổi Braille
Mã f cho biết tài liệu là dạng chữ nổi Braille.
r - Phiên bản in thông thường
Mã r cho biết tài liệu là phiên bản in thường có thể đọc được bằng mắt thường, như bản photocopy.
s - Điện tử
Mã s cho biết tài liệu được tạo ra để thao tác với máy tính. Tài liệu có thể được lưu trữ trên vật mang có thể truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi phải dùng các thiết bị ngoại vi (thí dụ như máy đọc CD-ROM). Mã này không dùng cho tài liệu mà để đọc không cần dùng máy tính (thí dụ, đĩa nhạc compact, đĩa hình).
 

30 - 32   Không xác định (006/13-15)

Ba vị trí ký tự này là không xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy  (|).
 

33  Loại tài liệu nhìn (006/16)

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại của tài liệu nhìn đang được mô tả. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
a - Tác phẩm nghệ thuật nguyên bản
Mã a cho biết tài liệu là một tác phẩm nghệ thuật nguyên bản. Đó có thể là tác phẩm nghệ thuật không gian hai hoặc ba chiều do các nghệ sĩ tạo ra, thí dụ, một tác phẩm điêu khắc (đối lập với phiên bản của nó).
 
008/33     a
245   14$a[La gioconda] $h[tác phẩm nguyên bản] = $b[Mona Lisa].
 
b - Bộ tài liệu
Mã b cho biết tài liệu là một bộ tư liệu hỗn hợp được xác định như một tập hợp các thành phần từ hai hay nhiều loại, đó có thể là bản ghi âm, bản đồ, phim đèn chiếu,...không một thành phần nào được coi là thầnh phần nổi trội hơn. Loại này cũng bao gồm các gói tài liệu hỗn hợp như bộ tài liệu phòng thí nghiệm, và các bộ tài liệu đủ loại , thí dụ như giáo trình giảng dạy xã hội học lớp 12 (sách, sách bài tập, sách hướng dẫn, hoạt động ngoại khoá,...), hoặc các gói tài liệu về kiểm tra giáo dục (câu hỏi kiểm tra, đáp án, hướng dẫn chấm điểm, biểu đồ lập điểm, hướng dẫn diễn giải,…).
 
008/33     b
245   00$a200 ans d’opéra, La Scala $h[bộ tài liệu]…
500   ##$aĐựng trong hộp 63 x 48 x 8 cm) chứa một tập (166, [156] tr. : minh hoạ. ; 31 cm.), 6 đĩa âm thanh (33 1/3 vòng phút, mono. ; 12 in. trong gói), 4 dioramas (47 tấm : màu.), 4 tập mỏng (12 tr. : minh hoạ. ; 15 cm. trong hộp) and 2 phiên bản nghệ thuật (bản khắc ảnh, màu.; 60 x 45 cm.)
 
c - Bản sao tác phẩm nghệ thuật
Mã c cho biết tài liệu là bản sao của tác phẩm nghệ thuật không gian 2 hoặc 3 chiều được sao chép lại về mặt cơ học, thường như một lần xuất bản thương mại.
 
 
008/33     c
245   10$a[Breezing up] $h[phiên bản nghệ thuật].
 
d - Cảnh dàn dựng
Mã d cho biết tài liệu là cảnh dàn dựng, đó là sự trình diễn theo không gian 3 chiều của một cảnh được dàn dựng bằng cách đặt các vật thể, hình ảnh,... phía trước một nền không gian hai chiều.
 
008/33     d
245   00$aCrèche de Noel $h[cảnh dàn dựng].
 
f - Phim đèn chiếu
Mã f cho biết tài liệu là một đoạn phim dài gồm một chuỗi các hình ảnh liên tục được chiếu mỗi lần một khuôn hình, có hoặc không có âm thanh.
 
008/33     f
245   00$aWord processing $h[phim đèn chiếu]$can audiovisual production of the Robert C. Brady Co.
 
g - Trò chơi
Mã g cho biết tài liệu là trò chơi. Trò chơi được định nghĩa một tài liệu hoặc tập hợp các tài liệu để chơi theo quy tắc nhất định và dùng để giải trí hoặc giảng dạy. Mã g cũng bao gồm các câu đố và hình mô phỏng.
 
008/33     g
245     04$aThe Fable game $h[trò chơi].
 
i - ảnh
Mã i cho biết tài liệu là ảnh. ảnh là sự biểu diễn nhìn được theo không gian hai chiều có thể nhìn bằng mắt thường và thường là trên nền mờ.
 
008/33     i
245   03$a[A Rainbow over the Grand Canyon] $h[ảnh].
 
k - Đồ hoạ
Mã k cho biết một dạng chung của tài liệu. Nó thường được dùng cho tài liệu đồ hoạ lịch sử hoặc tài liệu đồ hoạ nguyên bản.
 
008/33     k
100   1#$aGilpin, Laura, $ephotographer.
245   15$a[The prelude] $h[đồ hoạ].
 
l - Bản vẽ kỹ thuật
Mã l cho biết loại tài liệu là bản vẽ kỹ thuật, như các bản vẽ mặt cắt ngang, bản vẽ chi tiết, biểu đồ mặt đứng, hình chiếu, hình phối cảnh, bản thiết kế, sơ đồ, ..., được dùng trong kỹ thuật xây dựng hoặc ngành kỹ thuật khác.
 
008/33     l
245   00$a[Cross section of west stairway] $h[bản vẽ kỹ thuật].
 
m - Phim điện ảnh
Mã m cho biết loại tài liệu là phim điện ảnh. Đó là một tập hợp các hình ảnh tĩnh trên băng phim, có hoặc không có âm thanh, được thiết kế để chiếu với tốc độ nhanh để tạo hiệu ứng quang cho chuyển động.
 
008/33     m
245   00$aLeaving the freeway $h[phim điện ảnh].
 
n - Biểu đồ
Mã n cho biết tài liệu là biểu đồ. Đó là một tấm biểu thị dữ liệu dưới dạng đồ hoạ hoặc bảng biểu (thí dụ lịch).
 
008/33     n
245   00$a[Periodic table] $h[chart].
 
o - Thẻ chớp nhoáng
Giá trị o cho biết tài liệu là thẻ chớp nhoáng. Đó là thẻ hoặc tài liệu mờ có in các từ, số, hoặc hình ảnh để hiển thị nhanh. Thẻ hoạt tính cũng thuộc loại này.
 
008/33     o
245   00$aGerman $h[Flash card].
 
p - Phiến kính hiển vi
Mã p cho biết tài liệu là phiến kính. Nó được định nghĩa là một tấm trong suốt, thường là thuỷ tinh, mang những vật thể nhỏ bé chỉ quan sát được dưới kính hiển vi hoặc máy chiếu cực nhỏ (microprojector).
 
008/33     p
245    00$a[Onion skin] $h[phiến kính].
 
q - Mô hình
Mã q cho biết tài liệu là mô hình, được định nghĩa là sự mô phỏng không gian ba chiều của vật có thật, theo đúng kích thước hoặc theo tỷ lệ.
 
008/33     q
245   00$aSolar system simulator $h[mô hình].
 
r - Đạo cụ
Mã r cho biết tài liệu là đạo cụ. Đạo cụ bao gồm 1) Những tư liệu không gian 3 chiều còn lại mà chưa được phản ảnh bằng các mã khác (thí dụ, trang phục, vải vóc, dụng cụ, đồ dùng) và các vật dụng tự  nhiên khác.
 
008/33     r
245   00$a[Sea shell] $h[đạo cụ].
 
s - Tấm phim đèn chiếu
Mã s cho biết tài liệu là tấm phim đèn chiếu. Đó là vật liệu trong suốt mà trên đó có hình ảnh không gian hai chiều, thường là để trên khung, và dùng để sử dụng với máy chiếu. Chụp ảnh nổi hiện đại, thí dụ, ống đèn chiếu cũng thuộc loại này.
 
008/33     s
245   00$aStreet paintings of Los Angeles $h[tấm phim đèn chiếu].
 
t - Tấm trong
Mã t cho biết tài liệu là tấm trong. Đó là chất liệu trong suốt mà trên đó cơ bản ghi lại ảnh tĩnh. Tấm trong dùng với máy chiếu hắt hoặc hộp đèn soi. ảnh X quang cũng được mã hóa là tài liệu dạng tấm trong.
 
008/33     t
245   04$aThe electromagnetic spectrum $h[tấm trong].
 
v - Băng ghi hình
Mã v cho biết tài liệu là băng ghi hình. Đó là băng ghi mà trên đó ghi lại các hình ảnh nhìn thấy được, thường là hình ảnh động và có kèm theo âm thanh. Băng ghi hình được phát lại bằng máy thu hình hoặc màn hình.
 
008/33     v
245      00$aRadio processing - - a short story history of processors. $h[băng ghi hình].
w - Đồ chơi
Mã w cho biết tài liệu là đồ chơi. Nó được định nghĩa là tài liệu đồ chơi cho trẻ em hoặc các đối tượng khác chơi bằng cách (thường là bắt chước động tác quen thuộc), trò giải trí, mà mang tính tiêu khiển hơn cho một công việc thực tiễn nào.
 
008/33     w
245  00$a[Yoyo] $h[đồ chơi].
 
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với dạng tài liệu.
 

34  Kỹ thuật (006/17)

Mã chữ cái một ký tự cho biết kỹ thuật dùng để tạo chuyển động trong phim hoặc băng ghi hình. Ký tự lấp đầy (|)  sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
a - Phim hoạt hình
Mã a cho biết tài liệu gồm một phần lớn hoặc toàn bộ ảnh hoạt hình. Phim hoạt hình được sản xuất với một số kỹ thuật, bao gồm: 1) Tranh biếm hoạ; 2) Phim đồ hoạ (dùng sơn hoặc các chất liệu khác phủ trực tiếp lên bề mặt của phim); 3) Phim hoạt hình búp bê với mô hình bằng búp bê (ở đó các vật thể không gian 3 chiều được chụp thành từng ảnh riêng biệt kế tiếp nhau theo từng khuôn hình để tạo ấn tượng sinh động của phim hoạt hình và 4) Các kỹ thuật khác.
 
008/34     a
245    00$aClosed Mondays$h[phim điện ảnh].
520   ##$aSử dụng con rối bằng đất sét ...
 
c - Phim hoạt hình và với cảnh thực
Mã c cho biết tài liệu là sự kết hợp giữa phim hoạt hình và cảnh thực. Mã này được dùng khi có một vài chỉ dẫn đâu đó trong biểu ghi biên mục có cảnh phim hoạt hình. Thông tin này có thể được đưa vào trường Phụ chú tóm tắt (Trường 520) hoặc Phụ chú về người sản xuất (Trường 508).
 
008/34     c
245    00$aNarcissus$h[phim điện ảnh].
520   ##$aThông qua hình tượng quang học cho thấy vẻ đẹp của balê cổ điển. Múa thực và hoạt hình được sử dụng…
l - Cảnh thực
Mã l cho biết tài liệu bao gồm các cảnh thực nối tiếp nhau. Nếu như không có thông tin ghi trong biểu ghi biên mục và tài liệu kèm theo, thì phim hoặc băng hình sẽ được coi là phim cảnh thực.
 
008/34     l
245   00$aAnnie Hall $h[phim điện ảnh].
 
n - Không áp dụng
Mã n cho biết kỹ thuật dùng để tạo sự chuyển động không được áp dụng vì tài liệu không phải là phim hoặc băng hình.
u - Không biết
Mã u cho biết kỹ thuật dùng để tạo sự chuyển động là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết tài liệu chủ yếu bao gồm các kỹ thuật đặc biệt không phải phim hoạt hình cũng không phải cảnh thực. Nó bao gồm các kỹ thuật như vi kỹ thuật điện ảnh, nghệ thuật quay phim chồng hình, nghệ thuật quay phim tinh xảo, và các kỹ thuật khác. Mã z cũng được sử dụng cho phim và băng ghi hình khi nó được làm từ một chuỗi các hình ảnh tĩnh hoặc từ tấm phim đèn chiếu mà không có bổ sung hoạt hình cho các hình ảnh.
 
008/34     z
245   00$aCloud formation$h[phim điện ảnh]
520  ##$aSử dụng chụp ảnh theo thời gian để cho thấy sự hình thành mây trong khí quyển trái đất.
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Viết hoa - Các mã chữ cái được viết chữ in thường.
Độ dài trường - Trường 008 luôn chứa bốn mươi (40) vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

008/18-20 Độ dài
Vào năm 1984, trường 008/18-20 (Độ dài) được xác định để giới hạn sự sử dụng của nó cho phim và băng ghi hình. Mã nnn (Không áp dụng) cũng được xác định vào thời gian này. Các biểu ghi được tạo trước khi có sự thay đổi này thì có thể có số của tấm phim đèn chiếu, phim đèn chiếu hoặc tấm trong ở trường 008/18-20.
008/21 Trong sưu tập của LC [Lỗi thời] [Chỉ có USMARC]
Định nghĩa này lỗi thời vào năm 1983. Các mã đã được xác định: # (Không có trong sưu tập của LC), a (có trong sưu tập LC, in phụ chú), b (có trong sưu tập LC, không in phụ chú), u (Không biết).
21              008/22        Đối tượng sử dụng
f                  Đại chúng [Lỗi thời]
g                 Đặc thù [Lỗi thời]
Trước năm 1972, việc xác định mã f và g là ngược lại: f (Đại chúng), g (Đặc thù).
h                 Trung học cơ sở (tuổi từ 10-12) [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
k                 Trẻ trước tuổi đến trường và mẫu giáo [Lỗi thời] [Chỉ có       CAN/MARC]
m               Tiểu học (lớp từ 4-6) [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
p                 Giáo dục đặc biệt - nói chung [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
q                 Người tàn tật về mặt thể xác [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
r                  Người trí tuệ kém phát triển [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
s                 Tác phẩm đơn giản hoá cho người lớn [Lỗi thời] [Chỉ có      CAN/MARC]
t                  Người có tài [Lỗi thời] [Chỉ có CAN/MARC]
 
008/23-27 Mã tài liệu kèm theo
0                 Không có [Lỗi thời] [Chỉ có USMARC]
1                 Có [Lỗi thời] [Chỉ có USMARC]
Trước năm 1980, các vị trí ký tự từ 23-27 được xác định theo ví trí (23, Hình ảnh tĩnh; 24, Kịch bản; 25, áp phích; 26, Sách báo; và 27, Loại khác). Mỗi một vị trí chứa một mã hiện trạng 0 (Không có) hoặc 1 (Có) để cho biết sự vắng mặt và có mặt của dạng tài liệu. Vào năm 1980, các mã đặc thù đã được xác định lại cho các dạng tài liệu kèm theo và 008/23-27 được cấu trúc lại để chứa được 5 mã.
Các vị trí ký tự từ 23-27 bị lỗi thời vào năm 1997. Các mã đã được xác định là: # (Không có tài liệu kèm theo), l (Hình ảnh tĩnh), m (Kịch bản), o (áp phích), p (Sách báo), q Quảng cáo, r (Tài liệu hướng dẫn), s (Bản nhạc), z (Loại khác).
008/23 Hình thức tài liệu [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
Các mã đã được xác định: # (Không thuộc một trong các hình thức sau), a (Vi phim), b (Vi phiếu), c (Tấm mờ vi hình). Mã z (khác) đã bị lỗi thời.
008/24-27 Tài liệu kèm theo [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có CAN/MARC]
Các mã đã được xác định: # (Không có tài liệu kèm theo); a (Tài liệu ngôn ngữ- Bản in); c (Bản nhạc- Bản in); d (Cảnh dàn dựng); e (Bản đồ- Bản in); f (Phim đèn chiếu); g (Trò chơi); h (Vi hình); i (Bản ghi âm không phải nhạc); j (Bản ghi âm âm nhạc); k (ảnh); l (Tệp dữ liệu đọc bằng máy tính); m (Phim điện ảnh); n (Biểu đồ); o (Thẻ thông minh); p (Bản soi kính hiển vi), q (Mô hình); r (Đạo cụ); s (Tấm phim đèn chiếu); t (Tấm trong); v (Tài liệu ghi hình); z (Loại khác).
008/28       Xuất bản phẩm chính phủ
n                 Xuất bản phẩm của chính phủ - cấp không được xác định
Trước năm 1979, xuất bản phẩm chính phủ mà cấp độ không rõ đã được xác định bằng mã n, hiện nay sử dụng mã o.
008/32       Tiêu đề mô tả chính về trong biểu ghi [lỗi thời]
Xác định này đã bị lỗi thời vào năm 1990. Các mã đã được xác định: 0 (Không có tiêu đề mô tả chính), 1 (Có tiêu đề mô tả chính trong biểu ghi).
008/33 Dạng tư liệu nhìn
e                 Tài liệu ghi hình điện tử [Lỗi thời]
Mã này bị lỗi thời vào năm 1975 khi mã v (Băng hình) được xác định lại để bao hàm tất cả tài liệu ghi hình.
008/34       Kỹ thuật
#                 Không áp dụng [Lỗi thời]
Các mã được xác định cho vị trí ký tự này chỉ được áp dụng cho phim điện ảnh cho đến khi được mở rộng để bao gồm cả tài liệu ghi hình vào năm 1980. Lúc đó mã n được xác định cho tài liệu không phải là phim điện ảnh và băng ghi hình và mã khoảng trống (#) đã bị lỗi thời.
 
 

008  TÀI LIỆU HỖN HỢP (KL)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ

Mã tài liệu hỗn hợp của trường 008/18-34 được sử dụng khi vị trí trường Đầu biểu/06 (Dạng biểu ghi) chứa mã p (Tài liệu hỗn hợp). Các vị trí từ 01-17 và 35-39 của trường 008 được xác định giống nhau cho tất cả các loại tài liệu được mô tả trong phần 008- áp dụng cho tất cả các loại tài liệu.
Trường 008/18-34 tương ứng với các phần tử dữ liệu đã được xác định vị trí tương đương trong trường 006/01-17 khi trường 006/00 (Hình thức tài liệu) chứa mã p (Tài liệu hỗn hợp). Phần chi tiết về các mã cụ thể xác định vị trí ký tự tương ứng trong trường 006 và 008 của tài liệu hỗn hợp đã được chỉ dẫn cụ thể trong phần Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung của trường 008- Tài liệu hỗn hợp.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

18-22   Không xác định (006/01-05)

Năm vị trí ký tự này là không xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

23   Hình thức của tài liệu (006/06)   

Mã chữ cái một ký tự cho biết hình thức vật lý của dạng tài liệu hỗn hợp đang xử lý. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí 008 này.
# - Không thuộc một trong các hình thức sau
Mã khoảng trống (#) cho biết dạng tài liệu không được chỉ rõ bằng một trong các mã dưới đây.
a - Vi phim
Mã a cho biết tài liệu là vi phim.
b - Vi phiếu
Mã b cho biết tài liệu là vi phiếu.
c - Tấm mờ vi hình
Mã c cho biết tài liệu là tấm mờ vi hình
d - In cỡ chữ to
Mã d cho biết tài liệu in cỡ to.
f - Chữ nổi Braille
Mã f cho biết tài liệu là dạng chữ nổi.
r - ấn phẩm thông thường
Mã r cho biết tài liệu là ấn phẩm in thường có thể đọc được bằng mắt thường, thí dụ như bản sao chụp.
s - Điện tử
Mã s cho biết tài liệu được tạo ra để thao tác bằng máy tính. Tài liệu được lưu trữ trên vật mang có thể  truy cập hoặc trực tiếp hoặc từ xa, trong một số trường hợp đòi hỏi phải dùng các thiết bị ngoại vi (thí dụ như máy đọc CD-ROM). Mã này không dùng cho tài liệu không đòi hỏi sử dụng cho tài liệu không dùng máy tính (thí dụ, đĩa nhạc compact, đĩa hình) để đọc.
 

24 - 34   Không xác định (006/07-17)

Mười một vị trí ký tự này không xác định; mỗi vị trí chứa một khoảng trống(#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Viết hoa- Các mã chữ cái được viết in thường.
Độ dài trường - Trường 008 luôn chứa bốn mươi (40) vị trí ký tự.
 
 
LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG
008/23 Hình thức của tài liệu
#                 Không thuộc một trong các hình thức dưới đây [Xác định lại]
g                 Phiếu đục lỗ [Lỗi thời]
h                 Băng từ [Lỗi thời]
i                  Đa phương tiện [Lỗi thời]
j                  Bản sao chép tay [Lỗi thời]
p                 Bản sao chụp [Lỗi thời]
t                  Bản sao đánh máy [Lỗi thời]
z                 Hình thức sao chép khác [Lỗi thời]
Mã # (Không phải bản sao) được xác định lại vào năm 1987 khi trường 008/23 thay đổi. Các mã khác bị lỗi thời năm 1987 khi việc mã hoá vị trí 008/23 (Mã hình thức bản sao) được xác định lại để làm thông tin về vật mang của tài liệu mà không phải là về phiên bản thư mục.
008/30 Chỉ thị về hộp hồ sơ [Lỗi thời]
Xác định này bị lỗi thời  vào năm 1983. Các mã đã được xác định: # (Không có hộp hồ sơ) và c (Có hộp hồ sơ). Loại thông tin này còn có thể được chứa ở trường 583 (Phụ chú về tác động).
008/32 Mã về bản chất xử lý [Lỗi thời]
Xác định này bị lỗi thời vào năm 1983. Các mã đã được xác định: a (Sưu tập không có trong thư viện), b (Xử lý hoàn chỉnh), c (Đã xử lý nhưng các tài liệu bổ sung chưa xử lý), d (Yêu cầu xử lý lại), e (Toàn bộ chưa được xử lý), f (Sưu tập bị đóng hoàn toàn), u (Không biết). Loại thông tin này còn có thể được chứa ở trường 583 (Phụ chú về tác động).
008/33       Mã về bản chất sưu tập Lỗi thời]
Xác định này bị lỗi thời vào năm 1983. Các mã đã được xác định: a (Sưu tập không liên tục tài liệu), b (Bổ sung tài liệu), c (Thanh lọc tích cực),  d (Huỷ tài liệu), e (Chỉ còn tệp thông tin), u (Không biết). Loại thông tin này còn có thể được chứa ở trường 583 (Phụ chú về tác động).
008/34 Mã mức độ kiểm soát tài liệu [Lỗi thời]
Xác định này bị lỗi thời vào năm 1983. Các mã đã được xác định: a (Kiểm soát trên cấp độ sưu tập), b (Kiểm soát theo tùng thư), c (Kiểm soát theo hộp đựng, d (Kiểm soát theo hộp hồ sơ), e (Kiểm soát theo tài liệu), u (Không biết). Loại thông tin này còn có thể được chứa ở trường 555 (Phụ chú về bảng tra tích hợp / các phương tiện hỗ trợ tìm).
 
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận: